Trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Trường trung học phổ thông

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15/09/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [5], đã xác định vị trí và nhiệm vụ của trường trung học.

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GD của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động GD.

- Tuyển sinh, tiếp nhận HS, quản lý HS theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Tổ chức cho GV, nhân viên, HS tham gia các hoạt động xã hội. - Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật. Theo Luật giáo dục, giáo dục phổ thông bao gồm 3 cấp học: Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THPT thuộc cấp trung học phổ thông, cấp học bao gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là cấp học cuối cùng trong giáo dục phổ thông, có mục tiêu giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [31]

1.3.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông

Một HSG như một hạt giống quý, hạt giống này chỉ có thể được nảy mầm và phát triển tốt nếu được chăm sóc đúng lúc, đúng cách trong một môi trường thuận lợi. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã nêu rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được

phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ…" [9]. Chính vì vậy,

hoạt động BDHSG có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng để HS phát triển phẩm chất, năng lực của các em, là lực lượng nòng cốt của nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Bên cạnh đó, hoạt động BDHSG còn có tác dụng lan tỏa đến các đối tượng HS khác. Trong mỗi nhà trường, HSG là HS ưu tú, tiêu biểu cả về năng lực, phẩm chất đạo đức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng, gần gũi nhất để HS toàn trường noi theo.

Ngoài ra, hoạt động BDHSG còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy. HSG luôn nghĩ khác, làm khác, đòi hỏi thầy cô giáo phải đào sâu từng vấn đề, có cách nhìn nhận vấn đề toàn diện mới có khả năng giải đáp các thắc mắc của các em. Chính vì vậy, đòi hỏi người GV đầu tư công sức, trí tuệ sao cho mỗi HS nhận được nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản thân, đảm bảo nguyên tắc vừa sức kết hợp với yêu cầu nâng cao một cách hợp lý đối với HS trong dạy học. Chính từ đòi hỏi cao từ phía HSG, GV sẽ phải cố gắng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của các em và vì vậy năng lực chuyên môn của GV được nâng lên.

Tóm lại, BDHSG là giúp HS hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa năng lực, năng khiếu của mình; định hướng và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu… Ngoài ra BDHSG còn góp phần đào tạo đội ngũ GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)