Quản lý lực lượng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quản lý lực lượng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

Các lực lượng trong nhà trường. QL hoạt động BDHSG cần được tổ chức thực hiện thông qua việc phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong nhà trường. Trước hết, cần có sự phối hợp trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch của các cấp QL bên trong nhà trường như HT, các Phó HT, TTCM; sự vào cuộc của GVCN, GV giảng dạy, GV được phân công ôn luyện các đội tuyển, của nhân viên; sự phối hợp duy trì ổn định nề nếp của Đoàn thanh niên, sự động viên, khích lệ của Công đoàn cơ sở ….

Để công tác BDHSG mang lại hiệu quả, ngoài việc học tập của HS thì việc tổ chức các hoạt động dạy của GV, đầu tư phát triển đội ngũ hết sức quan trọng. Muốn vậy các nhà trường cần phải lựa chọn đội ngũ GV có năng lực, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, có thể dạy BDHSG bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của HS cũng như nhà trường. Lãnh đạo nhà trường bàn bạc, lập kế hoạch tuyển chọn và phân công GV BDHSG, thông qua kết quả đánh giá viên chức và chuẩn GV hàng năm, kết quả các kỳ thi GV dạy giỏi, sự giới thiệu của TTCM. Tăng cường hiệu quả QL dạy BDHSG của GV, trong quá trình BDHSG, GV vừa là đối tượng QL, vừa là chủ thể QL của hoạt động BDHSG. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường có kế hoạch việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động BDHSG nhằm mang lại hiệu quả trong công tác BDHSG.

Các lực lượng ngoài nhà trường. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường GD quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng GD, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người. Nhắc đến việc GD con người, chúng ta thường nghĩ đến vai trò của các nhà trường, các cơ sở GD. Trên thực tế, để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường, mà còn rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và toàn xã hội. Trong công tác BDHSG thì sự phối hợp của ba môi trường này càng cần thiết, nếu HS được sự quan tâm, tạo điều kiện của CMHS thì các em sẽ có điều kiện để tập trung vào việc bồi dưỡng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)