Phương pháp khảo nghiệm và xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 108 - 114)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm và xử lí số liệu

Khảo nghiệm bằng phiếu trưng cầu ý kiến. (xem phụ lục). Mỗi biện pháp có 4 mức độ và cho điểm như sau: Mức độ rất cấp thiết/rất khả thi: 4 điểm

Mức độ cấp thiết/khả thi: 3 điểm Mức độ ít cấp thiết/ít khả thi: 2 điểm

Mức độ không cấp thiết/không khả thi: 1 điểm Giá trị khoảng cách của các mức độ là:

Điểm trung bình tính theo công thức:

Trong đó xi là điểm đạt được ở mức i, ni số lượt chọn của mức i, n là tổng số lượt người tham gia đánh giá.

Cách đánh giá mức độ cấp thiết/khả thi như sau:

Mức độ 1: ĐTB X từ 1-1,75: Không cấp thiết/Không khả thi; Mức độ 2: ĐTB X từ 1,76 - 2,50: Ít cấp thiểt/Ít khả thi;

Mức độ 3: ĐTB X từ 2,51 - 3,25: Cấp thiết/Khả thi; Mức độ 4: ĐTB X từ 3,26 - 4: Rất cấp thiết/Rất khả thi.

Kết quả khảo nghiệm 9 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDHSG ở các trường THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục trong giai đoạn hiện nay được trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết X Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi X 1 37,97 58,23 3,80 0 3,34 34,18 64,56 1,27 0 3,33 2 72,15 25,32 2,53 0 3,70 54,43 43,04 2,53 0 3,52 3 70,89 26,58 2,53 0 3,68 56,96 39,24 3,80 0 3,53 max min 4 1 0, 75 4 4     . xi ni X n  

4 51,90 45,57 2,53 0 3,49 41,77 54,43 3,80 0 3,38 5 49,37 48,10 2,53 0 3,47 44,30 50,63 5,06 0 3,39 6 20,25 72,15 7,59 0 3,13 25,32 63,29 11,39 0 3,14 7 27,85 63,29 8,86 0 3,19 30,38 55,70 13,92 0 3,16 8 55,70 40,51 3,80 0 3,52 54,43 39,24 6,33 0 3,48 9 46,84 48,10 5,06 0 3,42 49,37 46,84 3,80 0 3,46 Ghi chú:

1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về hoạt động BDHSG.

2. Xây dựng Kế hoạch BDHSG cụ thể, thiết thực phù hợp tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng nhà trường.

3. Tổ chức tốt việc phát hiện, tuyển chọn HSG.

4. Tổ chức tốt tuyển chọn, bồi dưỡng năng lực, chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tham gia BDHSG.

5. Chỉ đạo cải tiến nội dung, phương pháp, BDHSG.

6. Đầu tư thoả đáng thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo BDHSG.

7. Đẩy mạnh xã hội hoá GD, tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc tạo đồng thuận và cung ứng các nguồn lực hoạt động BDHSG. 8. Cải tiến công tác thi đua khen thưởng để tạo động lực trong hoạt động BDHSG.

9. Đa dạng hóa hoạt động BDHSG, thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập của học sinh

Biểu đồ 3.1. So sánh điểm trung bình tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 BP9 Tính cấp thiết Tính khả thi

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, về tính cấp thiết của các biện pháp mà đề tài xây dựng cả 9 biện pháp khảo nghiệm đều đạt điểm từ mức độ 3 trở lên. Như vậy, các biện pháp mà đề tài xây dựng đều được cho rằng mang tính cấp thiết. Trong đó, cấp thiết nhất được cho là biện pháp số 2 “Xây dựng Kế hoạch

BDHSG cụ thể, thiết thực phù hợp tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng nhà trường”, tiếp theo là các biện pháp số 3 “Tổ chức tốt việc phát hiện, tuyển chọn HSG”, biện pháp số 8 “Cải tiến công tác thi đua khen thưởng để động lực trong hoạt động BDHSG”. Đạt điểm trung bình thấp nhất là biện pháp số 6 “Đầu tư thoả đáng thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo BDHSG”.

Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất: Điểm trung bình đạt được của cả 9 biện pháp đều xuất đều từ mức độ 3 trở lên, tức là các biện pháp đều được cho là khả thi. Đạt mức điểm cao nhất là biện pháp số 3“Tổ chức tốt

việc phát hiện, tuyển chọn HSG” và thấp nhất là biện pháp số 6 “Đầu tư thoả đáng thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo BDHSG”.

Khi đối chiếu mức điểm trung bình đạt được về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có tương đồng nhất định. Các biện pháp 2, 3, 8 được cho là có mức độ cấp thiết rất cao và cũng có tính khả thi cao nhất. Tuy nhiên thứ bậc các biện pháp ở tính cấp thiết và tính khả thi có sự khác nhau. Tôi nhận định rằng điều này là phù hơp vì để thực thi một biện pháp nào đó không phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của chủ thể mà còn bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài chủ thể. Chẳng hạn, ở biện pháp 4 “Tổ chức tốt tuyển

chọn, bồi dưỡng năng lực, chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tham gia BDHSG” việc tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ GV là

cần thiết, nhưng để thực thi tốt biện pháp này thì rõ ràng còn chi phối bởi nhiều yếu tố, thậm chí có thể nằm ngoài sự kiểm soát của nhà trường.

Nhìn tổng quan, các biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG ở các trường THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định mà đề tài xây dựng được đánh giá là cấp thiết và mang tính khả thi. Như vậy, các biện pháp được xây dựng trên những luận cứ đảm bảo tính khoa học. Đây là cơ sở để triển khai vận dụng những biện pháp này vào thực tế ở những giai đoạn tiếp theo và có thể cũng là hướng phát triển của đề tài khi có những điều kiện phù hợp.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, các văn bản pháp quy liên quan, đề tài đã đề cập các nguyên tắc xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động BDHSG cấp THPT ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tác giả đã đề xuất 9 biện pháp quản lý hoạt động BDHSG cấp THPT ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo nghiệm trên đội ngũ CBQL và GV cũng cho thấy, tuy mức độ có khác nhau nhưng các biện pháp trên mang tính cấp thiết và khả thi, các biện pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Do đó cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, có như vậy chất lượng BDHSG ở các trường THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định mới được nâng cao hơn nữa, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)