8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông
1.3.3.1. Mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi
Trong bức thư gửi các em học sinh nhân dịp ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.”
Cũng trong năm 1945, khi viết về nền giáo dục mới, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã viết: “Việc giảng dạy hết sức thiết thực sẽ đặc biệt chú trọng
đến sự rèn luyện đức tính cần thiết trong cuộc đời đoàn thể rộng rãi và năng lực về kỹ thuật cần lao của con người.” [20]
Một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương khóa XI là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.” [16].
Mục đích hoạt động BDHSG được quy định trong Điều 2 Quy chế thi HSG quốc gia là: “Động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy
năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý GD; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước” [4].
Hoạt động BDHSG nói chung, hoạt động BDHSG ở trường THPT nói riêng có mục đích chính là phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của HS.
1.3.3.2. Nguyên tắc hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Trong quá trình dạy học, phải cung cấp cho HS những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp HS tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học.
BDHSG là một hoạt động dạy học đặc biệt do đối tượng HS được tuyển chọn là những HS có chỉ số IQ cao, trình độ tiếp thu nhanh. Vì thế, trong quá trình bồi dưỡng, những kiến thức đưa vào phải mang tính chuyên sâu, hiện đại, cập nhật cái mới với những kỹ năng mới phù hợp với tâm lý lứa tuổi, năng lực học tập của HS.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và cuộc sống, giữa lý luận với thực tiễn.
Nguyên tắc cá nhân hóa của người học
Trong quá trình dạy học, hoạt động học đóng vai trò chủ đạo. HS tiếp thu kiến thức dưới tác động của GV, HS phát huy được tính tự giác, tích cực, ham mê tìm kiếm kiến thức mới. Vì thế, trong quá trình dạy bồi dưỡng, GV phải tạo cơ hội để HS sử dụng vốn trí thức hiểu biết đã có để phân tích, trao đổi, tiếp nhận những vấn đề mới, phát huy sở trường, trí tuệ, thể lực của từng HS.
Nguyên tắc phát triển
HS bậc THPT là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ cũng như nhân cách. Hoạt động dạy học nói chung và hoạt động BDHSG nói riêng cần đảm bảo cho HS phát triển tư duy một cách mạnh mẽ, độc lập, sáng tạo.
1.3.3.3. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi
“đức” và “tài”. Vì vậy, nội dung BDHSG phải bao gồm 2 lĩnh vực sau đây: - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HS. Đây là nội dung mà nhà trường xây dựng, tổ chức thực hiện chung cho tất cả HS trong trường, trong lớp nhằm tăng cường giáo dục truyền thống, giáo dục lý tưởng, kỹ năng sống, giá trị sống thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động Đoàn - Hội.
- Nội dung BDHSG của từng bộ môn: Trước hết, nội dung BDHSG phải nằm trong chính nội dung, chương trình môn học, trong đó chủ yếu là kiến thức tương ứng với tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá. Bên cạnh đó, đối với nội dung bồi dưỡng từng đội tuyển HSG, nhà trường cần xây dựng một chương trình cụ thể cho từng bộ môn, đảm bảo thống nhất với sự chỉ đạo của cấp trên; phù hợp với đặc điểm riêng của nhà trường, đồng thời cập nhật các nội dung kiến thức mới, thực tế ngoài nhà trường.
1.3.3.4. Hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi
Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS ở THPT, nhà trường cần tổ chức các hình thức BDHSG đa dạng, phong phú để HS có nhiều cơ hội thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, hình thức chủ yếu sau:
- Tổ chức BDHSG trên lớp học chính khóa: Kiến thức, kỹ năng mà HS đạt được trong các tiết học chính khóa là nền tảng cơ bản nhất để tiếp tục được bồi dưỡng, phát triển và nâng cao trong các hình thức khác.
- Bồi dưỡng theo đội tuyển: HS có cùng sở thích, có năng lực nhận thức tốt về một bộ môn nào đó được lựa chọn đưa vào một đội tuyển HSG của một môn học nếu đáp ứng được các yêu cầu. Các lớp này bồi dưỡng theo lịch cụ thể, tùy vào điều kiện của nhà trường mà số lượng tiết bồi dưỡng khác nhau.
- Các hình thức bồi dưỡng bổ trợ: Các hình thức này bao gồm các hoạt động của các loại hình Câu lạc bộ môn học, hoạt động tham gia các cuộc thi như thi tiếng Anh trên mạng, thi giải Toán qua Internet, thi vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, thi KHKT …
1.3.3.5. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
Với quan điểm dạy học phân hóa, GV cần phân loại đối tượng HS để có PPDH phù hợp với từng nhóm đối tượng, thậm chí từng HS ngay trong các tiết học chính khóa. Trong các tiết học chính khóa, GV cần sử dụng các câu hỏi tư duy bậc cao đòi hỏi HS phải phân tích, tổng hợp, đánh giá để BDHSG.
Bên cạnh đó, GV cần sử dụng một số PPDH trong BDHSG cụ thể sau: - Thiết kế các bài tập, nhiệm vụ chuyên biệt cho từng nhóm HS, thậm chí từng HS để các em phát huy khả năng độc lập, sáng tạo.
- GV cần sử dụng kiểm tra, đánh giá như một công cụ dạy học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của HS. Kế hoạch kiểm tra đánh giá cần được xây dựng chi tiết, cụ thể đến từng lớp, từng môn. Đề kiểm tra cần được xây dựng theo ma trận, trong đó chú trọng các dạng câu hỏi mở, các dạng câu hỏi đòi hỏi HS vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
- Tăng cường sử dụng PPDH theo dự án: Phương pháp này rất phù hợp đối với HSG trong việc tổng hợp nội dung các chuyên đề, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, tham gia cuộc thi KHKT,…
1.3.3.6. Thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông
Để chương trình BDHSG đạt hiệu quả thì nhà trường phải có kế hoạch BDHSG liên tục và đều đặn, không nên đồn ép tháng cuối trước khi thi, vừa quá tải đối với HS, vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của môn học.
BDHSG là quá trình lâu dài, tập trung, thường xuyên, song song với dạy học chính khóa. Cần sớm phát hiện các em HSG và tạo nguồn từ đầu cấp, cần bồi dưỡng hứng thú, tính tích cực, say mê học tập và nghiên cứu của HS.
Bồi dưỡng tập trung cao điểm trước các kỳ thi HSG. Trước mỗi kỳ thi HSG cần tập trung tăng số tiết bồi dưỡng theo lịch học cụ thể, thành lập đội tuyển, tổ chức khảo sát, đánh giá.
Bồi dưỡng trong thời gian HS nghỉ hè. Đây là lúc HS có nhiều thời gian tìm tòi các tư liệu để tự học tập, tự nghiên cứu theo sự hướng dẫn của GV.
1.3.3.7. Lực lượng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông
Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy BDHSG thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, có đủ khả năng xây dựng được một chương trình, kế hoạch bồi dưỡng vừa rộng, vừa sâu.
Để BDHSG đạt kết quả, nhà trường cần phân công những GV có năng lực tham gia BDHSG; đồng thời cần phải tạo được sự liên kết, phối hợp mời GV cốt cán của các trường THPT chia sẻ một số chuyên đề ôn thi HSG.
1.3.3.8. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông
Có thể nói, không có kiểm tra, đánh giá coi như không có QL. Thông qua chức năng kiểm tra, nhà QL theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Chức năng này giúp cho người QL thu thập được những thông tin ngược từ khách thể QL trong quá trình vận hành của hệ thống. Nhờ đó mà nhà QL đánh giá được trạng thái của hệ thống ra sao so với kế hoạch đã đề ra và sẽ đánh giá được kế hoạch khả thi đến mức độ nào? Nguyên nhân của sự thành công, thất bại? Cần điều chỉnh, bổ sung những gì vào nội dung kế hoạch để đạt được mục tiêu? Và cũng nhờ có chức năng này mà người QL rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để thực hiện các quá trình QL tiếp theo được hiệu quả hơn nữa.