Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HSDTTS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HSDTTS

a. Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống

- Việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho HS DTTS là việc làm quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý giáo dục của các nhà quản lý và Ban giám hiệu các trường THCS có HS DTTS. Đây là một quá trình xác định những mục tiêu, nội dung, chương trình hành động và các hình thức, biện pháp tổ chức, thời gian tiến hành, chỉ tiêu cần đạt để thực hiện được những mục tiêu đó trong tương lai.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho HS giúp người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, phối hợp với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức việc giáo dục KNS cho HS DTTS có hiệu quả hơn, tập trung vào các mục tiêu và chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục trong việc giáo dục KNS, nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường trong việc giáo dục KNS cho trẻ để phối hợp với các cán bộ, giáo viên, nhân viên khác, sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho HS DTTS đạt được tốt, người quản lý phải dựa trên tình hình thực tế của học sinh, của đội ngũ giáo viên nhà trường trong năm học, của địa phương mà trường mình đóng để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm tình hình thực tế đội ngũ giáo viên và HS phải mang tính thường xuyên, lâu dài và phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, cá biệt, có thể ảnh hưởng ít nhiều đối với tập thể nhà trường.

- Để quản lý nội dung, chương trình, hình thức thực hiện GDKNS, CBQL thường xuyên phổ biến nội dung chương trình hoạt động giáo dục KNS do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định. Tổ chức tập huấn, phổ biến nội dung các KNS cơ bản cần giáo dục HS cho đội ngũ nhà giáo. Xác định hệ thống KNS phù hợp với HS DTTS THCS. Trên cở sở mục tiêu, Hiệu trưởng, CBQL trường học cần xác định nội dung GDKNS phù hợp với HS DTTS, với đặc thù riêng gắn liền với những phong tục tập quán, những thói quen hằng ngày gần gũi theo hướng tích cực.

Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, ban HĐGDNGLL, trải nghiệm, giáo viên xây dựng kế hoạch theo chủ đề giáo dục KNS. Việc xây dựng nội dung GDKNS theo chủ đề là cần thiết, gắn với chủ đề năm học của nhà trường, các chủ đề hoạt động Đội, từ những chủ đề đó tương ứng những KNS cần tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo GV lựa chọn những KNS đơn giản, gần gũi, thiết thực với cuộc sống của HS, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của HS THCS để tiến hành hoạt động, điều đó sẽ giúp học sinh tự tin, chủ động tiếp cận với hoạt động hơn.

- Hiệu trưởng, CBQL thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện GDKNS để kịp thời đánh giá và góp ý điều chỉnh để thực hiện hiệu quả nội dung GDKNS của GV ở các khối lớp cấp THCS.

b. Quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Đội ngũ giáo viên là nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực giáo dục KNS cho HS DTTS là đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục KNS cho người dọc. Đội ngũ giáo viên có năng lực giáo dục KNS cho HS DTTS phải là những thầy giáo, cô giáo tâm huyết, thương yêu HS, có kinh nghiệm thực tế, có vốn kiến thức nhất định về KNS, có khả năng hợp tác, cuốn hút, biết lắng nghe và chia sẻ với các em, hiểu tâm sinh lý lứa tuổi trẻ. Do vậy rất cần sự chỉ đạo của Hiệu trưởng để khuyến khích, động viên, chọn lựa đội ngũ giáo viên phù hợp, chất lượng, nhiệt tình, tận tâm để giáo dục KNS cho trẻ đạt hiệu quả.

Từ năm 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị dạy tích hợp KNS vào các môn học và hoạt động trong các nhà trường. Để tích hợp được nội dung giáo dục KNS vào bài giảng, giáo viên cần phải linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy. Thầy trò cùng tích cực, chủ động làm việc để có thể chuyển tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa nắm được kiến thức của bài học vừa nhận thức được giá trị của cuộc sống. Từ đó hình thành các KNS cho bản thân.

Muốn thực hiện được nội dung trên các nhà quản lý một mặt phải lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động. Mặt khác, cần phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm

để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn để thống nhất việc tích hợp giáo dục KNS vào từng chương, từng bài cụ thể. Theo dõi sát sao việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ giáo viên, đánh giá giờ dạy và kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của HS. Tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm.

+ Quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục KNS

Ở trường THCS, giáo viên chủ nhiệm là đội ngũ trực tiếp của nhà trường tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục KNS. Giáo viên chủ nhiệm quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa lớp với nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và địa phương để cùng giáo dục các em. Giáo viên chính là điểm tựa tinh thần, là linh hồn của lớp học để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo. Với vai trò đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa cô và trò, giữa trẻ với trẻ, giữa tập thể lớp với các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Như vậy, việc GDKNS thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh DTTS THCS.

Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo giáo viên căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho phù hợp với từng khối lớp, đặc điểm đối tượng trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường; chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra, đánh giá người học. Vậy người Hiệu trưởng cần quản lý hoạt động GDKNS của giáo viên chủ nhiệm trên các mặt sau:

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch của giáo viên việc chuẩn bị giáo án của giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề, chủ điểm, các hoạt động tự chọn.

- Quản lý việc triển khai hoạt động giáo dục KNS: Triển khai trong giờ sinh hoạt lớp, trong các hoạt động giáo dục khác ngoài giờ lên lớp, lao động, trải nghiệm,. . .

- Quản lý việc phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như cán bộ Đoàn, giáo viên bộ môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS của lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của HS (học tập, vui chơi, rèn luyện ...) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNS.

- Quản lý việc đánh giá kết quả HS: Sau một chủ đề, chủ điểm giáo dục hoặc sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, giáo viên chủ nhiệm đều phải đánh giá kết quả hoạt động của từng HS ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là một căn cứ để xếp loại các em ở mỗi học kỳ và cuối năm học.

Tóm lại, từ thực tiễn giáo dục HS DTTS ở trường THCS, nhà trường sẽ có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Qua đó, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung sau: Quản lý việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; quản lý sự đôn đốc đối với giáo viên chủ nhiệm; quản lý việc theo dõi các hoạt động giáo dục KNS; quản lý việc phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, PHHS, các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)