8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện quản lý giáo dục KNS cho HS DTTS đạt hiệu quả, người Hiệu trưởng vừa phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu giáo dục KNS vừa phải đảm bảo thực hiện các hình thức giáo dục KNS theo một số nguyên tắc sau:
- Trong giờ dạy, không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ kiến thức mà còn rèn cho trẻ có kĩ năng học tập, các KNS, giáo dục cho HS có những hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn. Giáo dục KNS phải là hoạt động sinh động giúp HS được bổ sung, tăng cường thêm những năng lực, phẩm chất cần thiết để các trẻ có thể hoạt động độc lập, chủ động tránh và vượt qua được những khó khăn thử thách trong thực tế cuộc sống.
- Hiệu trưởng và giáo viên cần biết phối hợp việc GDKNS bằng nhiều hình thức và các biện pháp, khác nhau trong việc lồng ghép GDKNS cho HS là việc làm cấp thiết, cần tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động đều có thể thực hiện được.
- Hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, lễ hội, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động và các hoạt động xã hội khác... là những hoạt động có điều kiện thuận lợi để giáo dục, rèn luyện cho HS DTTS các KNS trong thực tế và có tác dụng trực tiếp đến việc giáo dục nhận thức, tư tưởng, thái độ nhận thức của trẻ.
Vì vậy, người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể, quan tâm tổ chức các hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho HS DTTS. Ngoài ra để tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, người hiệu trưởng cần lưu ý tạo những điều kiện, phương tiện cần thiết để HS thực hiện tốt các yêu cầu, những thao tác, các kĩ năng, những hành vi nhà trường đề ra đối với cấp học THCS.