Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp quan sát

hoạt động giao tiếp ứng xử của trẻ HS, tìm hiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường để đánh giá thêm về công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Nội dung quan sát: Quan sát các hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường.

- Đối tượng quan sát: GV, học sinh DTTS , cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

b. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin định tính về hoạt động GDKNS cho HS DTTS và công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Nội dung phỏng vấn: Công tác GDKNS cho HS DTTS và công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng tại các trường THCS như: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và quản lý hồ sơ, triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, quản lý việc xây dựng điều kiện, các lực lượng tham gia GD KNS, quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm,….

- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, GV, PH, HS DTTS các trường THCS, cán bộ Hội Phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên của 17 xã, thị trấn.

c. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích điều tra bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin định lượng về hoạt động GDKNS cho HS DTTS và công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Nội dung điều tra bảng hỏi: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của luận văn, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS và công tác quản lý hoạt động GDKNS của CBQL các trường THCS tại huyện Ba Tơ với các nội dung chủ yếu sau: Thực trạng mục tiêu GDKNS; nội dung GDKNS; phương pháp và hình thức GDKNS; điều kiện hoạt động GDKNS; lực lượng tham gia hoạt động GD KNS; đánh giá, kiểm tra hoạt động GDKNS; thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp GDKNS, điều kiện hoạt động GDKNS, cán bộ Hội Phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên của 17 xã, thị trấn và quản lý công tác đánh giá, kiểm tra hoạt động GDKNS.

- Đối tượng điều tra bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng 06 loại phiếu hỏi:

+ Phiếu hỏi 01: Phiếu hỏi ý kiến CBQL Phòng GD&ĐT, ở trường THCS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ.

+ Phiếu hỏi 02: Phiếu hỏi ý kiến GV ở trường THCS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ.

trạng nhận thức và hiểu biết về GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

+ Phiếu hỏi 04: Phiếu hỏi ý kiến HS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng nhận thức và hiểu biết về GDKNS.

+ Phiếu hỏi 05: Phiếu hỏi ý kiến cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã nhằm thu thập ý kiến các vấn đề thực trạng về điều kiện, các lực lượng GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

+ Phiếu hỏi 06: Phiếu hỏi ý kiến CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ.

d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

- Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng, công tác thực hiện GDKNS cho HS DTTS của GV tại các trường THCS.

- Nội dung nghiên cứu: Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng, công tác thực hiện GDKNS cho HS DTTS của GV tại các trường THCS.

- Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ quản lý của Hiệu trưởng, hồ sơ sổ sách của GV.

e. Phương pháp thống kê toán học

Kết quả điều tra bảng hỏi được chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và xử lý số liệu theo từng mức đánh giá của từng nội dung. Kết quả khảo sát được tính thành mức điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), thống kê và tính toán theo tỷ lệ % để dễ dàng so sánh, đối chiếu.

2.2. Kh qu t về đ ều k ệ tự h ê , k h tế – chính trị, vă hóa - xã hộ và tì h hì h d c của huyệ Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60km về phía Tây Nam; giáp với 03 huyện thuộc 03 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Bình Định), và 04 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi (Sơn Hà, Nghĩa Hành, Minh Long, Đức Phổ); là cửa ngõ nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung với Tây Nguyên bằng con đường huyết mạch từ Đông sang Tây (Quốc lộ 24); diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 1.136 km2; dân số hơn 57 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc H'rê chiếm 84%; là một trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn.

2.2.2. Tình hình kinh tế - chính trị

Ba Tơ – quê hương có nhiều dấu ấn được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: Nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11/3/1945); nơi ra đời đội Du kích Ba Tơ (01

trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng); nơi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là vùng An toàn khu (ATK) của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; được Chủ tịch nước phong tặng 02 lần danh hiệu anh hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới).

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 7,15%. Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 1.535,629 tỷ đồng; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 34,1 triệu đồng/người/năm; lương thực bình quân đầu người đạt 515,17 kg/người/năm; tỷ trọng nông nghiệp chiếm 57,55%, công nghiệp – xây dựng chiếm 27,22%, dịch vụ chiếm 15,23%. Hiện nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm và nhựa hóa, cứng hóa, có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Ba Động). Đến cuối năm 2020, hộ nghèo còn 17,31%; cận nghèo còn 7,83%, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 giảm 5- 7%/năm…

Huyện Ba Tơ đã có hàng trăm mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình như: Hồ tiêu, ngô, lạc, trồng sa nhân, trồng mây dưới tán rừng; chăn nuôi trâu, bò, dê; trồng các loại cây nguyên liệu thu nhập hằng năm từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, nên hiện Ba Tơ có hàng trăm hộ người đồng bào H're làm ăn khá giả, nhiều hộ đã giàu có, xây nhà tầng, mua ô tô, con em được đi học, khám, chữa bệnh bằng dịch vụ y tế chất lượng cao… nhờ vào trồng rừng (cây keo), chăn nuôi trâu bò…

Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, chính trị - xã hội cơ bản ổn định và giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên; các tổ chức trong hệ thống chính trị được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước tiếp tục được củng cố và tăng cường, góp phần quan trọng vào thành tựu chung trong sự nghiệp đổi mới của tỉnh và đất nước…

2.2.3. Tình hình văn hóa – xã hội

Huyện Ba Tơ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều cảnh quan thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc H'rê là tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó, nổi bật như cụm di tích khởi nghĩa Ba Tơ, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở Ba Trang, Trường Lũy Quảng Ngãi; các điểm du lịch sinh thái như: Thảo nguyên Bùi Hui, hồ Núi Ngang, hồ Tôn Dung, thác Lũng Ồ, thác Lệ Trinh, thác Tà Manh, núi, thác Cao Muôn… Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng (xã Ba Thành) là mô hình sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc H'rê được phục dựng, nhằm giúp đồng bào các dân tộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế và du lịch cộng đồng, tổ chức những chương trình giao lưu biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca H'rê, tìm hiểu làng nghề dệt thổ cẩm,

thưởng thức món ăn truyền thống của người H'rê. Huyện Ba Tơ cũng đã tổ chức hàng chục lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, đánh chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào. Qua việc truyền dạy của các nghệ nhân cao tuổi, nhiều nam, nữ thanh niên H'rê đã thuộc các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình, biết đánh chiêng 3 (di sản văn hóa cấp Quốc gia), chiêng 5 và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên; công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng được triển khai đảm bảo, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi đạt 28,5% (thể cân nặng). Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Đến nay, có 17/19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 89,47%; tỷ lệ người tham gia đóng bảo hiểm y tế toàn dân đạt 97,47%.

Các chính sách xã hội, chính sách cho người có công với cách mạng luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời, đúng đối tượng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống của những đối tượng chính sách, gia đình có công với nước. Số lao động có việc làm mới trong năm năm 2020 khoảng 1.500 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 25%.

2.2.4. Tình hình giáo dục của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

a. Tình hình chung

Huyện Ba Tơ có 50 cơ sở giáo dục: 20 trường mầm non; 08 trường tiểu học; 12 trường TH&THCS; 07 trường THCS; 02 trường THPT và 01 Trung tâm GDNN- GDTX. Hệ thống trường học, cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra. Duy trì đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; đến nay có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 15% (3/20), tiểu học đạt 50% (4/8), trung học cơ sở (tính cả trường TH&THCS) đạt 26,3% (5/19), trung học phổ thông đạt 50% (1/2). Thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến lớp, tỷ lệ huy động trẻ mầm non 5 tuổi đạt 100%, tiểu học đạt 99,7%, THCS đạt 98,89%.

b. Tình hình giáo dục trung học cơ sở

* Quy mô phát triển trường lớp

Toàn huyện có 19 trường có cấp học THCS (7 trường THCS, 12 trường TH&THCS) trên tổng số 19 xã, thị trấn (trong đó xã Ba Thành và Ba Cung không có trường THCS, học sinh các lớp THCS xã Ba Thành học tại Trường THCS Ba Động, học sinh các lớp THCS xã Ba Cung học tại Trường THCS thị trấn Ba Tơ), thị trấn Ba Tơ có 03 trường THCS (THCS thị trấn Ba Tơ, PTDTNT THCS huyện Ba Tơ và

TH&THCS Ba Chùa). Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên, có 05 trường đạt chuẩn quốc gia (THCS Ba Động, THCS Ba Vì, THCS thị trấn Ba Tơ, PTDTNT THCS huyện Ba Tơ và TH&THCS Ba Liên).

Bảng 2.1. Tổng hợp mạng lưới lớp các trường THCS (có cấp học THCS) trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

TT Trƣờ Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Số ớp Số HS CB, GV Số ớp Số HS CB, GV TS Trong đó HS DT Tr đó HS kinh TS Tr đó HS DT Tr đó HS kinh SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 THCS Ba Vì 11 409 153 37,4 256 62,6 23 11 430 297 69,1 133 30,9 20 2 PTDTBT THCS Ba Xa 9 336 278 82,7 58 17,3 20 10 333 332 99,7 1 0,3 19 3 THCS Ba Tô 8 225 224 99,6 1 0,4 18 8 264 260 98,5 4 1,5 17 4 THCS Ba Dinh - Ba Tô 10 341 314 92,1 27 7,9 21 11 368 343 93,2 25 6,8 20 5 THCS TT Ba Tơ 14 540 291 53,9 249 46,1 24 15 599 309 51,6 290 48,4 25 6 PTDTNT THCS huyện Ba Tơ 8 280 280 100,0 0 0,0 19 8 280 280 100,0 0 0,0 21 7 THCS Ba Động 8 318 179 56,3 139 43,7 18 9 342 196 57,3 146 42,7 17 8 TH&THCS Ba Ngạc 8 194 193 99,5 1 0,5 15 7 207 203 98,1 4 1,9 15 9 TH&THCS Ba Tiêu 4 160 153 95,6 7 4,4 12 4 160 153 95,6 7 4,4 11 10 PTDTBT TH&THCS Ba Giang 4 119 118 99,2 1 0,8 12 4 113 113 100,0 0 0,0 12 11 TH&THCS Ba Chùa 4 84 84 100,0 0 0,0 10 4 79 79 100,0 0 0,0 10 12 TH&THCS Ba Bích 4 124 123 99,2 1 0,8 12 4 133 132 99,2 1 0,8 11 14 TH&THCS 4 90 89 98,9 1 1,1 12 4 92 92 100,0 0 0,0 11

TT Trƣờ Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Số ớp Số HS CB, GV Số ớp Số HS CB, GV TS Trong đó HS DT Tr đó HS kinh TS Tr đó HS DT Tr đó HS kinh SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Ba Lế 14 TH&THCS Ba Nam 4 53 53 100,0 0 0,0 11 4 62 62 100,0 0 0,0 11 15 TH&THCS Ba Vinh 8 254 253 99,6 1 0,4 18 8 268 266 99,3 2 0,7 16 16 TH&THCS Ba Điền 4 82 78 95,1 4 4,9 11 4 109 104 95,4 5 4,6 8 17 TH&THCS Ba Liên 4 74 74 100,0 0 0,0 10 4 70 70 100,0 0 0,0 10 18 PTDTBT TH&THCS Ba Trang 4 112 112 100,0 0 0,0 11 4 120 120 100,0 0 0,0 11 19 TH&THCS Ba Khâm 4 109 109 100,0 0 0,0 10 4 111 111 100,0 0 0,0 10 Tổ 124 3904 3158 80,9 746 19,1 287 127 4140 3522 85,1 618 14,9 275

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ)

* Chất lượng giáo dục học sinh

Các cơ sở giáo dục nghiêm túc triển khai thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tổ chức phụ đạo giúp đỡ các em học yếu kém để đạt chuẩn kiến thức theo kịp nội dung chương trình, từ đó hạn chế được tỷ lệ học sinh yếu, kém, bên cạnh việc triển khai nội dung chương trình dạy học theo quy định còn chú trọng đến các hoạt động lồng ghép, tích hợp về bảo vệ môi trường, biển đảo quê hương, bình đẳng giới,… vào bài dạy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong đó có nội dung GDKNS cho học sinh, trang bị cho học sinh những KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để HS có được những kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Tỷ lệ học sinh được đánh giá xếp loại chung về hạnh kiểm tốt đạt 77,3%, về học lực giỏi, khá đạt 28,42,%, yếu, kém chiếm tỷ lệ 15,1%. Trong đó, tỷ lệ học sinh DTTS được đánh giá xếp loại về hạnh kiểm tốt đạt 76,6%; xếp loại học lực giỏi, khá đạt 26%, yếu, kém chiếm tỷ lệ 17% (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Tổng hợp chất lượng giáo dục học sinh DTTS năm học 2020-2021 (học kỳ I) S TT Trƣờ Tổ số ớp Tổ số HS HS DT TS Hạ h k ểm (tính riêng HS DT) Học ực (tính riêng HS DT) Tốt Khá TB Yếu G ỏ Khá TB Yếu Kém 1 THCS Ba Vì 11 430 297 265 32 0 0 5 33 200 59 0 2 PTDTBT THCS Ba Xa 10 333 332 245 80 6 1 10 102 162 58 0 3 THCS Ba Tô 8 264 260 189 48 23 0 1 63 159 33 4 4 THCS Ba Dinh - Ba Tô 11 368 343 244 91 7 2 2 60 216 57 9 5 THCS thị trấn Ba Tơ 15 599 309 192 109 8 0 1 35 198 70 5 6 PTDTNT THCS huyện Ba Tơ 8 280 280 250 29 1 0 15 148 114 3 0

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)