Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã lấy ý kiến của 42 CBQL bằng phiếu hỏi để tìm hiểu về thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý mục tiêu hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ

S T T Quản lý m c tiêu GDKNS ĐTB Đ C Mức độ thực hiện (%) ĐTB Đ C Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Rà soát, cập nhật các văn bản của các cấp quản lý về HĐGDKNS cho HS 1.79 0,54 0 11.9 71.4 16.7 2.12 0,33 0 11.9 88.1 0

2 Tổ chức quán triệt cho

S T T Quản lý m c tiêu GDKNS ĐTB Đ C Mức độ thực hiện (%) ĐTB Đ C Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu HĐGDKNS cho học sinh 3 Hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDKNS cho HS 1.95 0,49 0 14.3 76.2 9.5 2.48 0,51 0 47.6 52.4 0 4

Quản lý việc chuẩn bị và tổ chức HĐGD KNS của GV

1.81 0,3 0 0 90.5 9.5 2.29 0,53 0 28.6 66.7 4.7

5

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá thực hiện mục tiêu HĐGDKNS cho HS

1.52 0,43 0 0 76.2 23.8 2.48 0,51 0 47.6 52.4 0

6

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu HĐGDKNS cho HS

1.83 0,52 0 11.9 73.8 14.3 2.36 0,56 0 35.7 59.5 4.8

Nhận xét: Quản lý mục tiêu vừa là nội dung vừa là chức năng quan trọng nhất của quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDKNS nói riêng. Bởi lẽ, quản lý mục tiêu gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các nội dung chương trình hoạt động trong tương lai, giáo dục phải có mục tiêu, là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý. Nhìn vào bảng 2.13, chúng ta dễ dàng nhận thấy ĐTB mức độ thực hiện đều dưới 2,0, đồng nghĩa với việc ý kiến đánh giá trong mức thực hiện “thỉnh thoảng” là mức lựa chọn nhiều nhất. Rõ ràng, mục tiêu GDKNS được CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ có quan tâm, nhưng mức độ vẫn không thường xuyên.

- Mức độ và kết quả thực hiện quản lý mục tiêu “Tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu HĐGDKNS cho học sinh” “Hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDKNS cho HS” có ĐTB cao nhất, cụ thể mức độ quản lý mục tiêu “Tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu HĐGDKNS cho học sinh”có ĐTB = 1,95, kết quả thực hiện tốt nhất có ĐTB = 2,55; ở mục tiêu “Hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDKNS cho HS” cũng có

ĐTB = 1,95 và kết quả thực hiện ĐTB = 2,48. Thấp nhất là việc quản lý mục tiêu về nội dung “Xây dựng các tiêu chí đánh giá HĐGDKNS cho HS” với mức độ thực hiện có ĐTB = 1,52, kết quả thực hiện thấp nhất ở việc quản lý mục tiêu “Rà soát, cập nhật các văn bản của các cấp quản lý về HĐGDKNS cho HS” với ĐTB = 2,12. Kết quả này cho thấy, các trường THCS ở huyện Ba Tơ đã chú trọng đến công tác GDKNS cho HS DTTS, thường xuyên tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu HĐGDKNS cho học sinh trong các cuộc họp, đồng thời hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDKNS cho HS.

- Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện quản lý mục tiêu “Xây dựng các tiêu chí đánh giá HĐGDKNS cho HS” “Rà soát, cập nhật các văn bản của các cấp quản lý về HĐGDKNS cho HS” lại thấp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn các trường THCS ở huyện Ba Tơ hiện nay, liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá, điều kiện tổ chức hoạt động GDKNS. CBQL các trường cần quan tâm hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 75)