Xây dựng môi trường và điều kiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 112)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Xây dựng môi trường và điều kiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động giáo

a. Mục đích biện pháp

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS. Để đạt được mục đích này thì cần xây dựng môi trường và điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi với đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cần thiết. Do đó, Hiệu trưởng cần quản lý các điều kiện và phương tiện hỗ trợ hoạt động GDKNS cho HS DTTS nhằm đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện trong môi trường, điều kiện tốt nhất và diễn ra thuận lợi. Từ đó, nâng cao chất lượng GDKNS và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

b. Nội dung của biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, môi trường tổ chức hoạt động giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng giáo dục, vì thế việc đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của thực tế trong tình hình mới. Nếu cơ sở giáo dục có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục thì chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục đó sẽ được đảm bảo và nâng cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục trong trường THCS bao gồm: Diện tích bình quân tối thiểu 8m2

cho một học sinh, có khối phòng hành chính quản trị, khối phòng học tập (phòng học, phòng bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, phòng đa chức năng), có khối phòng hỗ trợ học tập (phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng tư vấn học đường và hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật, phòng truyền thống, phòng Đoàn, Đội), có khối phòng phụ trợ, có khu sân chơi, thể dục thể thao, khối phục vụ sinh hoạt, có hạ tầng kỹ thuật; thiết bị dạy học,…(theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học).

c. Cách thức và điều kiện thực hiện

* Cách thức thực hiện

- Tăng cường quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDKNS cho HS DTTS

Nhà trường phải đạt được các mục tiêu cơ bản đó là xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục HS đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục hiện nay nói chung và yêu cầu của hoạt động GDKNS cho HS DTTS nói riêng; sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất. Các nguồn kinh phí phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. Sử dụng kinh phí tiết kiệm, chống lãng phí nhưng phải mang lại hiệu quả thiết thực. Để thực hiện được các nội dung trên, Hiệu trưởng cần phải:

+ Xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy và tài liệu tham khảo. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động GDKNS và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; lập dự toán kinh phí cần sử dụng cho từng hạng mục; tận dụng hợp lí nguồn ngân sách Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của địa phương và các tổ chức, cá nhân một cách hợp lí; sử dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả; tránh tham ô, lãng phí.

+ Tăng cường sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị: Để thực hiện tốt mục tiêu này, Hiệu trưởng cần phải yêu cầu GV sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với hoạt động; thường xuyên phát động hội thi làm đồ dùng dạy học và xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thi đua của GV trong năm học; thực hiện kiểm kê cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo quy định; đánh giá hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ công tác GDKNS cho trẻ của GV.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động GDKNS cho HS DTTS

Hiệu trưởng cần đẩy mạnh khai thác các nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động GDKNS của nhà trường; có kế hoạch huy động đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động này bằng mọi nguồn lực khác từ sự hỗ trợ của địa phương, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của PHHS; tăng cường xã hội hóa giáo dục để nâng cao cơ sở vật chất trường học phục vụ các hoạt động GDKNS trong nhà trường.

- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực trong nhà trường

Môi trường sư phạm trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Nếu người GV được giảng dạy trong môi trường sư phạm thuận lợi, HS được học trong môi trường thân thiện, an toàn thì GV và HS sẽ có những điều kiện

tốt để phát huy năng lực, sự sáng tạo của mình, hoạt động GDKNS được nâng lên. Trong nhà trường, Hiệu trưởng phải thiết lập được môi trường dạy học an toàn, thân thiện, xanh- sạch- đẹp, có giá trị thẩm mĩ cao cho GV và học sinh. Để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực, an toàn, người Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Xây dựng môi trường học thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, an toàn cho HS.

+ Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Phát huy dân chủ cơ sở, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, cá nhân để có những điều chỉnh, bổ sung biện pháp quản lý phù hợp. Thực hiện công khai hóa các hoạt động của nhà trường, quan tâm đến các chế độ chính sách đối với cán bộ, GV, nhân viên và HS, các loại quỹ trong nhà trường.

+ Tổ chức nhiều hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, các hoạt động trải nghiệm thực tế cho HS và GV tham gia.

+ Cần đảm bảo số lượng học sinh và GV trên lớp theo quy định: Với một lớp học quá đông sẽ là một trở ngại lớn trong công tác GDKNS vì muốn hình thành các kỹ năng cho HS thì từng HS phải được thực hành, trải nghiệm, phải có cơ hội tương tác với nhau, với GV. Vì vậy, số lượng trẻ, số lượng GV ít nhất phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động GDKNS cho HS DTTS

Công tác khen thưởng, tuyên dương, phê bình đúng và kịp thời có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động GDKNS trong nhà trường cũng như các hoạt động giáo dục khác. Đây là một cách thức tác động vào tâm lý của cá nhân và của tập thể. Các hình thức khen thưởng một cách trân trọng trước tập thể làm cho GV phấn khởi, tích cực hoạt động và giúp họ tự tin khẳng định mình. Việc phê bình tế nhị, khéo léo khi cần thiết sẽ giúp cho GV tự điều chỉnh bản thân. Tuy nhiên, CBQL không nên lạm dụng thái quá phương pháp này mà phải cân nhắc thận trọng, lường trước những tác động của việc khen thưởng, phê bình đồng thời tính đến đặc điểm tâm lý cá nhân của người được khen hay bị phê bình.

Như vậy, công tác khen thưởng phải được thực hiện một cách khoa học, khách quan, chính xác, đúng người, đúng việc để nó thật sự là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động GDKNS; khơi dậy và phát huy tiềm năng hiện có của GV. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần thực hiện các yêu cầu sau:

+ Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo tính khoa học, công bằng, dân chủ và khách quan.

+ Xây dựng nội dung và thang điểm thi đua một cách khoa học, hợp lí, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường.

+ Tăng cường tổ chức các hội thi: GV dạy giỏi, GVCN giỏi; hội thi làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, ...

+ Có chính sách khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phương pháp.

+ Thành lập quỹ khen thưởng, quy định mức khen thưởng phù hợp. * Điều kiện thực hiện

- Nhà trường phải xác định thực trạng và nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, chủ động xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình phát triển và mục tiêu đặt ra của nhà trường.

- Hằng năm kiểm kê nắm tình hình về CSVC, phương tiện kỹ thuật của trường. - Tuyên truyền tốt về hoạt động GDKNS tới PHHS và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và mục đích tốt đẹp, cần thiết của hoạt động, từ đó CBQL, GV kêu gọi PHHS, nhà hảo tâm giúp đỡ hỗ trợ hoạt động, góp quỹ khuyến học, khuyến tài.

- Giám sát, kiểm tra việc huy động các nguồn lực vật chất. Đánh giá, tổng kết và công khai tài chính.

- Tôn trọng sự tham vấn, phối hợp của PHHS cũng như các lực lượng bên ngoài về các vấn đề liên quan đến hoạt động GDKNS cho HS DTTS của nhà trường. Thông qua các hoạt động trao đổi này không chỉ để GDKNS cho HS mà còn nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục, cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, PHHS và các lực lượng ngoài xã hội trong hoạt động giáo dục nói chung.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)