Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 112 - 115)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ học

sinh, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại trường THCS

a. Mục đích biện pháp

Hoạt động giáo dục HS là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với PHHS, các lực lượng ngoài nhà trường cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục HS. Vì vậy, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong hoạt động GDKNS cho HS DTTS sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) cùng tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện đảm bảo tăng cường

GDKNS cho trẻ, đồng thời tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường xã hội trong sạch lành mạnh.

b. Nội dung của biện pháp

Các nội dung tuyên truyền, phối hợp cần phải tập trung chủ yếu vào vai trò, vị trí quan trọng hàng đầu của giáo dục trong chiến lược phát triển đất nước; ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS. Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của nền giáo dục quốc dân. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS vì mục tiêu chung là giáo dục toàn diện HS đạt hiệu quả tốt nhất.

c. Cách thức và điều kiện thực hiện

* Cách thức thực hiện - Đối với PHHS

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cuộc đời mỗi con người cả về thể chất và tinh thần. Gia đình là môi trường quan trọng để giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi cá thể trong xã hội. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử, ... Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng sống, hình thành các thói quen, hành vi tốt; giúp cho mỗi đứa trẻ trưởng thành và tự tin ở bước lên những cảnh cửa giáo dục cao hơn.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với PHHS, ngay từ đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng cần sớm có kế hoạch hình thành và ổn định tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của toàn trường để nhà trường nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của học sinh đồng thời để PHHS cùng nắm bắt và thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục con em mình, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tăng cường GDKNS cho trẻ tại nhà trường.

GVCN có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa PHHS và nhà trường. Việc bố trí GV dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục HS làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ tạo uy tín đối với PHHS. Đây là cơ sở, điều kiện để PHHS tin tưởng, đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Chính vì vậy, để phối hợp cùng gia đình trong công tác tăng cường GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV chủ nhiệm chú trọng duy trì thường xuyên, đều đặn mối quan hệ với PHHS bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các cuộc họp PHHS theo định kỳ hay đột xuất, thông qua sổ liên lạc, qua hòm thư góp ý, qua trao đổi trực tiếp với PHHS, qua việc thăm hỏi gia đình học sinh, qua thông tin tại trang thông tin điện tử, Facebook của nhà trường, qua tạo lập các nhóm kín Zalo, Messenger trên mạng xã hội để thuận tiện liên lạc và trao

đổi các thông tin cần thiết liên quan đến trẻ. Thông qua các hình thức liên lạc đó, GV cần đảm bảo:

+ Thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp GDKNS cho HS DTTS của tập thể sư phạm nhà trường với PHHS.

+Đề nghị PHHS thực hiện những công việc GDKNS cho HS tại nhà, hướng dẫn PHHS theo dõi và biết cách đánh giá kết quả rèn luyện các kỹ năng của HS trong nhà trường và ở gia đình nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNS.

+ Chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết của từng HS và những nội dung cần trao đổi với PHHS để làm cho PHHS nắm được tình hình GDKNS của HS ở nhà trường.

Ở môi trường nào cũng vậy, PHHS nhà trường thuộc rất nhiều thành phần khác nhau, họ có những kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, trách nhiệm của Hiệu trưởng là phải phát hiện và tận dụng vai trò của họ để họ trở thành những nhà tư vấn tự nguyện cho các hoạt động GDKNS của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường cần tuyên truyền đến gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ cho trẻ; PHHS có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho trẻ, cùng nhà trường nâng cao hiệu quả chất lượng GDKNS.

- Đối với xã hội

Nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp giáo dục; nhà trường chủ động phổ biến nội dung, mục tiêu giáo dục đến các tổ chức xã hội của địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, ... nhằm định hướng tác động thống nhất đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho xã hội về tầm quan trọng của việc tăng cường GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS, vai trò của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng GDKNS cho HS trong nhà trường và vai trò của GDKNS đối với việc phát triển cộng đồng. Sử dụng các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, trang thông tin điện tử nhà trường, bản tin nhà trường, Facebook nhà trường); tổ chức hình thức liên hệ giữa Hiệu trưởng với lãnh đạo địa phương; tổ chức các hội thi, các chuyên đề về tăng cường GDKNS cho HS, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng góc tuyên truyền trong nhà trường, phòng truyền thống.

Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động với xã hội để phối hợp hoạt động với cộng đồng hiệu quả là rất cần thiết. Kế hoạch được xây dựng dựa trên sự giải đáp các vấn đề sau: Mục tiêu của việc phối hợp hoạt động GDKNS với xã hội; kết quả dự kiến đối với từng đối tượng trong xã hội; thời gian thích hợp; phân công trách nhiệm đối

với các thành viên tham gia hoạt động phối hợp với xã hội.

Phát huy tác dụng của nhà trường trong việc phát triển xã hội: Thông qua việc vận động mọi thành viên trong xã hội tham gia vào hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS, nhà trường đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, tạo động lực mạnh mẽ cũng như điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và mục tiêu tăng cường GDKNS cho HS DTTS nói riêng.

* Điều kiện thực hiện

Các trường THCS thường xuyên tổ chức các hoạt động GDKNS và phối hợp chặt chẽ với PHHS trong tổ chức.

Nhà trường cần phối hợp với Đài phát thanh xã, thị trấn để thực hiện đưa tin tuyên truyền các hoạt động giáo dục, công tác hoạt động cộng đồng của đơn vị, địa phương. Đây là công tác tuyên tuyền trên phương tiện thông tin đại chúng, nhằm cung cấp thông tin về đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, đối với công tác GDKNS cho HS DTTS. Trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, các lực lượng xã hội, của nhân dân trong công tác GDKNS cho HS theo chủ trương của Đảng. Nêu những kết quả đóng góp của những cá nhân, tập thể cho sự nghiệp giáo dục của địa phương; thông tin về các hoạt động giáo dục của nhà trường, của Phòng GD&ĐT và hoạt động công tác GDKNS cho HS DTTS để mọi người biết để từ đó có nhận thức, quan tâm đến giáo dục địa phương, đóng góp và tham gia vào quá trình giáo dục, quá trình GDKNS cho HS.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)