Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức

a. Mục đích biện pháp

Nhằm lựa chọn các nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS phù hợp, mang tính đặc thù riêng đối với HS DTTS để có cách thực hiện tốt hơn nhằm GD KNS đạt hiệu quả cao nhất.

b. Nội dung biện pháp

Lứa tuổi học sinh THCS từ 11-15 tuổi là giai đoạn từ trẻ nhỏ bắt đầu bước vào các trường THCS. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của mỗi đứa trẻ, cơ thể có

nhiều biến đổi, bắt đầu dậy thì. Song song với việc học lý thuyết thì GDKNS cũng rất cần thiết. GDKNS cho học sinh THCScần chú ý: (1) Không áp đặt trẻ. Giáo dục, hướng dẫn và áp đặt là 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Việc áp đặt trẻ là một phương pháp không khoa học. Việc áp đặt cũng giống như bị ép buộc nên sẽ khiến các bạn trẻ cảm thấy khó chịu. Nhiều bạn học sinh đồng ý làm nhưng chỉ là làm cho có, mang tính chất chống đối nhiều hơn. GDKNS cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên hãy để trẻ phát triển và thể hiện thế mạnh của mình, không bị gượng ép hay chịu áp lực từ người lớn. (2) Coi trọng giáo dục đạo đức. Việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống, kiến thức trường lớp cho trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, người lớn cũng đừng quên rằng ngay từ nhỏ, con trẻ cũng cần được giáo dục về đạo đức. Những hành vi đạo đức sẽ làm nên giá trị của một con người, giúp trẻ nhận biết phải trái, đúng sai và xây dựng cho mình những đức tính tốt. (3) Lắng nghe và trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Để trẻ phát triển kỹ năng sống một cách tốt nhất, chúng ta cần tạo cho HS sự thoải mái. Hãy lắng nghe, để cho các em nói lên suy nghĩ, mong muốn và nguyện vọng của các em.

Trong chương trình giáo dục, nội dung dạy học không dành riêng cho một đối tượng nào, không mang tính chất phân biệt và phải đáp ứng mục tiêu chung "Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế." (Điều 2, Luật Giáo dục 2019) và "Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo." (Khoản 1, Điều 8, Luật Giáo dục 2019).

Chính vì vậy nên nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS DTTS ở trường THCS vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung vừa phải chú ý vào đặc điểm lứa tuổi, cần phải tạo điều kiện cho HSDT được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, chủ động làm chủ môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của HS theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Bởi các em hay rụt rè, ngại tiếp xúc, không giống với đại đa số học sinh người kinh. Một phần quan trọng trong quá trình GDKNS cho HS đó là sự tương tác giữa kiến thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã sẵn có. Vận dụng quá trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động GDKNS. Các kỹ năng sống được học tốt

nhất thông qua các hoạt động tích cực của các em. Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm, việc hình thành các KNS phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận.

Muốn cho GDKNS đạt được những mục tiêu tích cực, nhà trường cần chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức nhằm kích thích và tạo cơ hội cho HS tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo. Các nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS cần phải phù hợp với lứa tuổi, dựa trên khả năng nhận thức, năng lực và thói quen của HS.

c. Cách thức và điều kiện thực hiện

Giáo dục KNS trong nhà trường THCS không được tổ chức thành một môn học hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được thực hiện qua hai con đường cơ bản: (1) Qua dạy học các môn học phù hợp hiện đang được giảng dạy ở nhà trường; (2) qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (hoạt động GDNGLL theo các chủ điểm, hoạt động trải nghiệm, lao động, trực nhật vệ sinh, lễ hội, câu lạc bộ, tham quan học tập, giao lưu kết nghĩa,...).

* Cách thức thực hiện

- Đối với việc quản lý nội dung GDKNS

+ Hiệu trưởng, CBQL thường xuyên phổ biến nội dung chương trình hoạt động giáo dục KNS do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định. Tập huấn, phổ biến nội dung các KNS cơ bản cần giáo dục HS cho đội ngũ nhà giáo.

+ Xác định hệ thống KNS phù hợp với HS DTTS THCS. Với mỗi đối tượng khác nhau thì nội dung GDKNS cũng được thực hiện một cách khác nhau. Do đó, để thực hiện GDKNS một cách hiệu quả thì việc xây dựng, xác định nội dung thực hiện rất quan trọng, sẽ định hướng cho người giáo dục biết được mình cần phải làm gì, từ đó có cách thực hiện cụ thể.Trên cở sở mục tiêu, Hiệu trưởng, CBQL trường học cần xác định nội dung GDKNS phù hợp với HS DTTS, với đặc thù riêng gắn liền với những phong tục tập quán, những thói quen hằng ngày gần gũi theo hướng tích cực. Bồi dưỡng cho giáo viên: Hiểu rõ các vấn đề cơ bản cần thiết về kỹ năngsống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở như: Quan niệm về kỹ năng sống và phân loại kỹ năng sống, vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống, phuơng pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Biết chủ động lựa chọn những kỹ năng sống cần thiết để hình thành và rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục, trong đó đặc biệt chú ý đến tính chất đặc thù về đối tượng tổ chức hoạt động GDKNS là HS DTTS, với sự khác biệt về ngôn ngữ giao tiếp, về phong tục tập quán,.. Từ đó giúp

giáo viên có kỹ năng và tự tin thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh DTTS. Đồng thời có thể tập huấn lại cho người khác (phụ huynh học sinh, đoàn thể địa phương) về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh DTTS.

Giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS là giáo dục những kỹ năng sống cốt lõi cần hình thành và phát triển ở các em. Những kỹ năng cần giáo dục: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức sinh hoạt tập thể, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng mạng xã hội, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sinh tồn,.. Đối với HS người DTTS, do điều kiện đặc thù riêng, và không có chương trình riêng cho một đối tượng cụ thể, trong quá trình thực hiện công tác GDKNS, Hiệu trưởng cần chú tâm thực hiện một số kỹ năng như sau:

Kỹ năng giao tiếp (cụ thể là giao tiếp bằng tiếng Việt): Do tính chất đặc thù, trong quá trình học tập, giao tiếp ở gia đình và ở trường, HS người DTTS sử dụng cả hai ngôn ngữ: Tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt, trong đó, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ vẫn là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hơn. Khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế và có nhiều khó khăn, mà trong trường học thì ngôn ngữ phổ thông vẫn được coi là phương tiện, công cụ cơ bản để tổ chức quá trình dạy học, gợi mở tư duy cho học sinh nên nhiều em ngại giao tiếp, phát biểu, thảo luận, nêu ý kiến vì sợ sai, xấu hổ. Do đó, quá trình giao tiếp của học sinh DTTS trong môi trường trường học nói riêng và môi trường xã hội nói chung còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đối tượng giao tiếp của HS người DTTS chủ yếu là những bạn bè, thầy cô trong trường, người thân, người cùng bản, cùng thôn, rất ít khi được mở rộng các mối quan hệ giao tiếp. Một điều đặc biệt là khi các em giao tiếp với nhau (giữa HSDT với HSDT), giao tiếp ở nhà (với bố mẹ, anh chị em, hàng xóm,... là người DTTS) thì không bao giờ sử dụng ngôn ngữ phổ thông, vì vậy vấn đề giao tiếp của các em càng hạn chế hơn. Nên đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ.

Kỹ năng tự nhận thức: Do đời sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn, hàng ngày phải thường xuyên đối phó với cái đói, cái rét, nên nhu cầu, động cơ học tập của trẻ em người DTTS không cao. Trong suy nghĩ, quan niệm của một bộ phận người đồng bào DTTS thì thiếu cái chữ thì cũng đâu có chết được. Cuộc sống vẫn muốn dựa vào tự nhiên, vào rừng, con suối để sống, không nghĩ đến ngày mai. Chính quan niệm này là một trong những lời giải thích cho việc HS người DTTS không có nhu cầu, hứng thú đến lớp, đến trường. Đối với các em việc học chưa được coi trọng vì thiếu động cơ

thúc đẩy, quá trình chuyển hoá từ hoạt động chủ đạo là “chơi” và “làm” sang “học” là một quá trình khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tiêu cực: Lười học, kết quả học tập thấp,... là do các em chưa thích ứng, hoà nhập và chuẩn bị tâm thế cho một môi trường học tập mới. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người nhận biết đúng đắn rằng mình là ai; sống trong hoàn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân mình ra sao; vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào; luôn ý thức được mình đang làm gì hoặc mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào. Đối với học sinh người DTTS, việc này lại càng quan trọng hơn.

Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Kỹ năng thể hiện sự tự tin luôn đi kèm với kỹ năng giao tiếp, sử dụng tiếng Việt của HS DTTS, có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Khi các em tự tin sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, lĩnh hội tri thức khoa học thì các em sẽ có phần tự tin hơn.

Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trờ thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Giáo dục tốt kỹ năng này, giúp các em HS người DTTS tự tin vào bản thân, không rụt rè khi trình bày, phát biểu ý kiến về một vấn đề nào đó liên quan đến nội dung của môn học. Có khả năng sử dụng kết hợp các “ngôn ngữ” cơ thể như: ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để nêu quan điểm của bản thân, trình bày vấn đề một cách thuyết phục; đồng thời giam gia tốt các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng.

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: HS người DTTS trên địa bàn huyện Ba Tơ, bên cạnh những nét văn hoá độc đáo tích cực (hát ka choi, ka lêu, cồng chiêng, dệt thổ cẩm, rượu cần,...), xen lẫn phong tục tập quán còn lạc hậu (đâm mổ trâu, chia của cho người chết, khi cúng thì 3 ngày không ra khỏi nhà, khỏi xóm,…), các em còn có những nét đặc trưng về tâm sinh lí, lối sống của người DTTS. Chính những đặc trưng này đã làm cho các KNS liên quan đến các vấn đề tự nhận thức, chăm sóc, bảo vệ bản thân; giải quyết vấn đề liên quan đến sức khoẻ, vệ sinh, an toàn, tự bảo vệ bản thân của các em còn thấp. Mà trong cuộc sống, có nhiều vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng, giúp các em vượt qua những khó khăn, hòa nhập chung với mọi người.

+ Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, ban HĐGDNGLL, trải nghiệm, câu lạc bộ, tổ tư vấn, giáo viên xây dựng kế hoạch theo chủ đề giáo dục KNS. Việc xây dựng nội dung GDKNS theo chủ đề là cần thiết, gắn với chủ đề năm học của nhà trường, các chủ đề hoạt động Đội, từ những chủ đề đó tương ứng những KNS cần tổ chức thực

hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo GV lựa chọn những KNS đơn giản, gần gũi, thiết thực với cuộc sống của HS, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của HS THCS DTTS để tiến hành hoạt động, điều đó sẽ giúp học sinh tự tin, chủ động tiếp cận với hoạt động hơn.

+ Hiệu trưởng, CBQL thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung GDKNS để kịp thời đánh giá và góp ý điều chỉnh để thực hiện hiệu quả nội dung GDKNS của GV ở các khối lớp cấp THCS.

- Đối với thực hành các phương pháp GDKNS:

Do cuộc sống gắn liền với thiên nhiên và không gian rộng lớn xung quanh nên quá trình cảm giác, tri giác của HS người DTTS có những nét độc đáo, gắn với cây cối, con vật, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, tuy nhiên còn mang tính cảm tính, bề ngoài. Do đó, trong quá trình giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng, cần tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, tạo ra các mối liên hệ gần gũi với sự vật, thiên nhiên, tổ chức đa dạng các hình thức học tập, tham quan, ngoại khoá... để tạo tiền đề cho quá trình nhận thức ở mức độ cao hơn, chính xác hơn. Bên cạnh đó, trạng thái chú ý không bền khi giao tiếp, đặc biệt trong các giờ học chính khoá, sự chú ý nhiều khi mang tính chất hình thức, tuân theo kỉ luật, nhưng thực chất học sinh không tập trung tư tưởng. Về tư duy, đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh dân tộc là thói quen ngại suy nghĩ, ngại động não. Các em có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận những gì người khác nói. Tư duy của học sinh dân tộc còn kém nhanh nhạy và linh hoạt: Khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều khi máy móc, rập khuôn; khả năng độc lập tư duy và óc phê phán còn hạn chế; khả năng tư duy trực quan tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic; khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát còn chậm và thiếu toàn diện. Về ghi nhớ, khả năng ghi nhớ có chủ định chậm hình thành, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của học sinh còn yếu. Về tưởng tượng, do kinh nghiệm sống nghèo nàn nên tưởng tượng của các em còn thiếu sinh động. Cảm xúc, thái độ của học sinh dân tộc bộc lộ khá sâu sắc. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em thường coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi. Tình cảm của học sinh dân tộc thường thầm kín, ít biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ ràng, mạnh mẽ, do đó giáo viên khó đoán biết được diễn biến tình cảm của học sinh, chỉ khi nào xuất hiện tình huống đặc biệt mới thấy rằng tình cảm của các em là rất chân thành. Tình bạn của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)