Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.6.Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường. Qua kiểm tra đánh giá, người CBQL nhà trường đánh giá được mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên; mức độ hưởng ứng tham gia của HS DTTS; quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không? Như vậy, ban giám hiệu cần có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện giáo dục KNS cho HS DTTS của giáo viên chủ nhiệm, bằng các hình thức như quan sát, dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên.

Qua kiểm tra, đánh giá việc giáo dục KNS cho HS DTTS cần có những hình thức đánh giá thi đua, biểu dương, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Qua đó, phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực để động viên kích thích; hoặc nhìn thấy những sai sót lệch lạc để có biện pháp uốn nắn, nhắc nhở điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.

1.5. Một số yếu tố ả h hƣở đến quản lý giáo d c kỹ ă sống cho học sinh dân tộc thiểu số trƣờng THCS

1.5.1. Yếu tố khách quan

Học sinh dân tộc thiểu số của các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thường cư trú xa trường, điều kiện kinh tế gia đình có nhiều khó khăn; năng lực học và tự học, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Do đặc thù HS là người dân tộc thiểu số; những học sinh ở xa trường học tập và sinh hoạt tại trường (đối với trường nội trú, bán trú) cuối tuần về với gia đình; những học sinh ở gần trường (hoặc những trường chưa có điều kiện tổ chức bán trú) thì đến trường học tập và hết giờ học trở về gia đình như những học sinh ở các trường THCS (vùng đồng bằng) khác nên công tác tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khá phức tạp vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung của khối trường THCS vừa phải giáo dục rèn luyện cho các em kỹ năng sống, sinh hoạt học tập; hơn nữa do ảnh hưởng của những yếu tố như: Phong tục tập quán, môi trường sống, điều kiện kinh tế, địa lý…đã và đang tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển nhân cách, các KNS của HS THCS người dân tộc thiểu số. Các em sống trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, xa các trung tâm văn hóa, việc tiếp cận với khoa học công nghệ, những điều kiện kiện sinh hoạt theo kiểu môi trường đô thị không thường xuyên.

Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số thì công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong công tác duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số trường THCS còn có những yếu tố chủ quan như về điều kiện nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại các trường chưa đảm bảo, còn thiếu so với nhu cầu giáo dục tại địa phương.

T ểu kết Chƣơ 1

Qua nghiên cứu lý luận, có thể rút ra một số kết luận sau:

Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. GDKNS có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thế hệ trẻ của chúng ta. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em ngày nay.

Việc GDKNS ở lứa tuổi học sinh THCS là rất cần thiết, bởi khi chuyển sang cấp THCS, học sinh bắt đầu bước vào môi trường mới có sự khác biệt lớn so với cấp tiểu học, vì thế không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lúng túng, và lo ngại. Môi trường mới bắt đầu với những yêu cầu về học tập, giao tiếp và các hoạt động giáo dục đa dạng trọng và ngoài nhà trường. Những điều đó đòi hỏi học sinh phải có khả năng tự sắp xếp việc học tập, đối mặt và giải quyết nhiều tác động từ các mối quan hệ bên ngoài xã hội, trong đó có những tác động tích cực và những tác động tiêu cực có rủi ro.

Do đặc điểm của sự phát triển xã hội hiện nay nên sự hình thành KNS trở thành một yêu cầu quan trọng của mỗi cá nhân và là tiêu chí nhân cách của con người hiện đại. KNS của người học được xem là các biểu hiện của chất lượng giáo dục.

Như vậy, giáo dục KNS cho học sinh THCS, đặc biệt là HS DTTS là việc làm đúng đắn, cần thiết trong bối cảnh chung hiện nay, giúp học sinh có được những năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân trên cơ sở tạo cho người học có cơ hội trải nghiệm các vấn đề liên quan đến cuộc sống xã hội và bản thân.

Tăng cường GDKNS cho HS DTTS THCS cần được lồng ghép tích hợp trong các nội dung, các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông và được giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Chất lượng và hiệu quả GDKNS cho HS DTTS THCS được quy định bởi lao động sư

phạm của người giáo viên và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, các tổ chức xã hội. Chính vì vậy, công tác quản lý tăng cường GDKNS giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của người Hiệu trưởng.

Những cơ sở lý luận trên đây là định hướng giúp chúng tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong các chương tiếp theo của luận văn này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN HOẠT ĐỘNG GI O DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI C C TRƢỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Kh qu t qu trì h đ ều tra, khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Luận văn tiến hành khảo sát để nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho HS người DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi để làm cơ sở đề xuất các biện pháp HS người DTTS.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS, đoàn thể địa phương về hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ;

- Khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu và thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ;

- Khảo sát thực trạng thực hiện nội dung và thực trạng quản lý nội dung GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ;

- Khảo sát thực trạng về phương pháp, hình thức và thực trạng quản lý phương pháp, hình thức GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ;

- Khảo sát thực trạng thực hiện điều kiện và thực trạng quản lý điều kiện hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ;

- Khảo sát thực trạng các lực lượng và thực trạng quản lý các lực lượng tham gia hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ;

- Khảo sát thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ.

2.1.3. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát của đề tài là quá trình giáo dục và quản lý giáo dục của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ. Căn cứ vào nội dung và giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi chọn mẫu khảo sát là 399 người trong đó: CBQL Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ: 05 đồng chí; Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 37 đồng chí; Giáo viên trường: 163 thầy, cô giáo; Học sinh: 103 em; Cha mẹ học sinh: 57 Phụ huynh; Cán bộ hội, đoàn thể địa phương (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên): 34 (ở 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tơ).

b. Địa bàn khảo sát

địa bàn huyện Ba Tơ: TT Đơ vị (trƣờ /xã, thị trấ ) Số ƣ mẫu Ghi chú CB QL GV PH HS ĐT ĐP 1 Phòng GD&ĐT 5 5 2 Trường THCS Ba Vì 2 10 3 5 2 22 3 Trường PTDTBT THCS Ba Xa 2 10 3 8 2 25 4 Trường THCS Ba Tô 2 10 3 6 2 23

5 Trường THCS Ba Dinh - Ba Tô 2 10 3 6 2 23

6 Trường THCS TT Ba Tơ 2 10 3 5 2 22

7 Trường PTDTNT THCS huyện Ba Tơ 3 10 3 7 23

8 Trường THCS Ba Động 2 10 3 6 2 23

9 Trường TH&THCS Ba Ngạc 2 8 3 6 2 21

10 Trường TH&THCS Ba Tiêu 2 8 3 6 2 21

11 Trường PTDTBT TH&THCS Ba Giang 2 8 3 6 2 21

12 Trường TH&THCS Ba Chùa 1 5 3 4 13

13 Trường TH&THCS Ba Bích 2 8 3 4 2 19

14 Trường TH&THCS Ba Lế 2 8 3 4 2 19

15 Trường TH&THCS Ba Nam 2 8 3 4 2 19

16 Trường TH&THCS Ba Vinh 1 8 3 6 2 20

17 Trường TH&THCS Ba Điền 2 8 3 4 2 19

18 Trường TH&THCS Ba Liên 2 8 3 4 2 19

19 Trường PTDTBT TH&THCS Ba Trang 2 8 3 6 2 21

20 Trường TH&THCS Ba Khâm 2 8 3 6 2 21

Cộ 42 163 57 103 34 399

2.1.4. Quy trình khảo sát

- Giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng bảng hỏi điều tra, tiến hành hỏi thử và in bảng hỏi (từ 01/02/2021- 05/02/2021).

- Giai đoạn 2: Gửi bảng hỏi điều tra đến các đối tượng điều tra và thu hồi bảng hỏi điều tra (ngày 22/02/2021- 05/3/2021).

- Giai đoạn 3: Xử lí và đánh giá kết quả điều tra (08/3/2021 – 26/3/2021).

2.1.5. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp quan sát

hoạt động giao tiếp ứng xử của trẻ HS, tìm hiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường để đánh giá thêm về công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Nội dung quan sát: Quan sát các hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường.

- Đối tượng quan sát: GV, học sinh DTTS , cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin định tính về hoạt động GDKNS cho HS DTTS và công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Nội dung phỏng vấn: Công tác GDKNS cho HS DTTS và công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng tại các trường THCS như: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và quản lý hồ sơ, triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, quản lý việc xây dựng điều kiện, các lực lượng tham gia GD KNS, quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm,….

- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, GV, PH, HS DTTS các trường THCS, cán bộ Hội Phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên của 17 xã, thị trấn.

c. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích điều tra bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin định lượng về hoạt động GDKNS cho HS DTTS và công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Nội dung điều tra bảng hỏi: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của luận văn, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS và công tác quản lý hoạt động GDKNS của CBQL các trường THCS tại huyện Ba Tơ với các nội dung chủ yếu sau: Thực trạng mục tiêu GDKNS; nội dung GDKNS; phương pháp và hình thức GDKNS; điều kiện hoạt động GDKNS; lực lượng tham gia hoạt động GD KNS; đánh giá, kiểm tra hoạt động GDKNS; thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp GDKNS, điều kiện hoạt động GDKNS, cán bộ Hội Phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên của 17 xã, thị trấn và quản lý công tác đánh giá, kiểm tra hoạt động GDKNS.

- Đối tượng điều tra bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng 06 loại phiếu hỏi:

+ Phiếu hỏi 01: Phiếu hỏi ý kiến CBQL Phòng GD&ĐT, ở trường THCS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ.

+ Phiếu hỏi 02: Phiếu hỏi ý kiến GV ở trường THCS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ.

trạng nhận thức và hiểu biết về GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

+ Phiếu hỏi 04: Phiếu hỏi ý kiến HS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng nhận thức và hiểu biết về GDKNS.

+ Phiếu hỏi 05: Phiếu hỏi ý kiến cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã nhằm thu thập ý kiến các vấn đề thực trạng về điều kiện, các lực lượng GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

+ Phiếu hỏi 06: Phiếu hỏi ý kiến CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ.

d. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

- Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng, công tác thực hiện GDKNS cho HS DTTS của GV tại các trường THCS.

- Nội dung nghiên cứu: Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng, công tác thực hiện GDKNS cho HS DTTS của GV tại các trường THCS.

- Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ quản lý của Hiệu trưởng, hồ sơ sổ sách của GV.

e. Phương pháp thống kê toán học

Kết quả điều tra bảng hỏi được chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và xử lý số liệu theo từng mức đánh giá của từng nội dung. Kết quả khảo sát được tính thành mức điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), thống kê và tính toán theo tỷ lệ % để dễ dàng so sánh, đối chiếu.

2.2. Kh qu t về đ ều k ệ tự h ê , k h tế – chính trị, vă hóa - xã hộ và tì h hì h d c của huyệ Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60km về phía Tây Nam; giáp với 03 huyện thuộc 03 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Bình Định), và 04 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi (Sơn Hà, Nghĩa Hành, Minh Long, Đức Phổ); là cửa ngõ nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung với Tây Nguyên bằng con đường huyết mạch từ Đông sang Tây (Quốc lộ 24); diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 1.136 km2; dân số hơn 57 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc H'rê chiếm 84%; là một trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn.

2.2.2. Tình hình kinh tế - chính trị

Ba Tơ – quê hương có nhiều dấu ấn được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: Nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11/3/1945); nơi ra đời đội Du kích Ba Tơ (01

trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng); nơi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là vùng An toàn khu (ATK) của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; được Chủ tịch nước phong tặng 02 lần danh hiệu anh hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới).

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 7,15%. Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 1.535,629 tỷ đồng; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 34,1 triệu đồng/người/năm; lương thực bình quân đầu người đạt 515,17 kg/người/năm; tỷ trọng nông nghiệp chiếm 57,55%, công nghiệp – xây dựng chiếm 27,22%, dịch vụ chiếm 15,23%. Hiện nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm và nhựa hóa, cứng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 46)