8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Mục 1, Điều 29 - Luật giáo dục, 2019). Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp (Mục 3, Điều 29 - Luật giáo dục, 2019).
Trong quá trình phát triển toàn diện cho người học (học sinh), sự hình thành các kỹ năng sống là quá trình học sinh lĩnh hội nội dung của những quan hệ xã hội, chứa đựng những giá trị, những chuẩn mực do xã hội quy định thông qua việc tham gia các hoạt động GDKNS do nhà trường tổ chức, thông qua các hoạt động giáo dục lồng ghép trong chương trình học, qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. Chính vì vậy, việc quản lý công tác GDKNS trong nhà trường phải thực hiện theo mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và mục tiêu cụ thể đối với giáo dục THCS, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân.