Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 115 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ

a. Mục đích biện pháp

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Mục đích của công tác kiểm tra là nhằm phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích những hoạt động đang diễn ra đạt được kết quả tốt nhất. Nhờ có kiểm tra, người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc, kịp thời điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho HS DTTS nhằm nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan; nhận biết được thực trạng GDKNS cho HS trong từng giai đoạn phát triển; đánh giá đúng

kết quả của hoạt động GDKNS của trẻ, phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích nhân tố tích cực; giúp đỡ, điều chỉnh sai lệch cho GV và cả người CBQL.

b. Nội dung của biện pháp

Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại trường THCS là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

c. Cách thức và điều kiện thực hiện

* Cách thức thực hiện

Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDKNS cho HS DTTS của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong hoạt động GDKNS cho HS.

Hiệu trưởng cần bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch của nhà trường ngay từ đầu năm học. Hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho HS DTTS một cách phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.

Hiệu trưởng lựa chọn, bố trí người phù hợp làm công tác kiểm tra, sắp xếp thời gian điều kiện phục vụ công tác kiểm tra đánh giá, đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này. Hiệu trưởng cần có sự phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra đánh giá. Tiến hành tập huấn thống nhất nội dung quy trình, cách kiểm tra, đánh giá.

Chú trọng công tác kiểm tra ngay từ đầu năm học để đảm bảo hoạt động GDKNS được thực hiện đúng chương trình và hướng dẫn của các cấp quản lý, phù hợp với điều kiện mỗi nhà trường. Quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn, thông qua tổ chuyên môn để kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS DTTS của GV.

Để đảm bảo tính pháp lý, công khai, dân chủ, khách quan, công bằng trong công tác kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giá và phải dựa vào chuẩn để đánh giá; thực hiện đánh giá theo quy trình; xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được; cung cấp thông tin phản hồi có tính xây dựng để giúp GV cải thiện hoạt động GDKNS theo đúng yêu cầu; cung cấp cơ sở xác đáng cho việc xếp loại, biểu dương, khen thưởng, kỉ luật đối với GV.

Sau mỗi đợt kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo và cùng các lực lượng kiểm tra đánh giá của nhà trường giới thiệu, biểu dương những điển hình trong công tác GDKNS cho trẻ, đồng thời nhắc nhở, phê bình, xử lí vi phạm đúng người, đúng khuyết điểm và theo dõi sự duy trì thành tích của các điển hình tích cực, sự chuyển biến khắc phục nhược điểm của các tập thể, cá nhân, đồng thời giải quyết thỏa đáng những thắc mắc, đề nghị của đối tượng kiểm tra.

Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, không được coi nhẹ hoặc kiểm tra đánh giá sơ sài. Hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh hình thức, phải lấy chất lượng thật làm cái đích. Có thể kiểm tra lường trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong công tác GDKNS cho HS; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra đánh giá định kỳ, đột xuất.

Hình thức để kiểm tra đánh giá là sự lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức như: Đọc báo cáo, nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ sổ sách GV, dự giờ hoạt động GDKNS cho HS, kiểm tra trực tiếp kết quả GDKNS mà HS đạt được; trực tiếp phỏng vấn đối tượng kiểm tra.

- Các bước tiến hành kiểm tra, đánh giá

+ Bước 1: Hiệu trưởng cần tổ chức một buổi trao đổi công khai, giúp GV hiểu được ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV; tạo niềm tin và tâm lý thoải mái cho GV về công tác kiểm tra đánh giá.

+ Bước 2: Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ tài liệu bồi dưỡng CBQL để nắm vững các nguyên tắc kiểm tra như phải đảm bảo tính pháp chế, tính kế hoạch, tính khách quan, tính hiệu quả và tính giáo dục.

+ Bước 3: Hiệu trường thường xuyên đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá GV trong công tác GDKNS cho HS DTTS.

Hiệu trưởng cần phải đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay như kiểm tra đánh giá theo kế hoạch của cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn đã trình với Hiệu trưởng ngay từ đầu năm về việc tăng cường GDKNS cho HS; kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS qua dự giờ thường xuyên và đột xuất; kiểm tra đánh giá sau khi GV thực hiện xong từng chủ đề hay từng hoạt động cụ thể.

+ Bước 4: Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm cho GV sau khi được kiểm tra. Trong quá trình góp ý, cần tạo cho GV tâm lý thoải mái, giúp họ sẵn sàng tiếp nhận những góp ý và xem đây là việc làm bổ ích cho họ.

+ Bước 5: Hiệu trưởng rút kinh nghiệm trong đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng hoặc sau mỗi chủ đề, chủ điểm. Phát hiện, tuyên dương những sáng tạo của GV; nhắc nhở, bồi dưỡng những mặt còn thiếu sót giúp GV tổ chức hoạt động

GDKNS cho HS DTTS ngày càng tốt hơn. * Điều kiện thực hiện

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo độ tuổi.

- Thực hiện công tác đánh giá hoạt động GDKNS cho HS theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Tóm lại, việc tổ chức công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS một cách thường xuyên, khoa học có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy phải đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Đảm bảo công khai kết quả nội dung đánh giá, xây dựng điều chỉnh kịp thời kế hoạch GDKNS cho HS cho phù hợp. Từ đó hiệu quả công tác GDKNS cho HS DTTS sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)