Thực trạng nhận thức của CBQL,GV, HS, PHHS, đoàn thể địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV, HS, PHHS, đoàn thể địa phương

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã điều tra lấy ý kiến 399 CBQL, GV, HS, PHHS, ĐTĐP bằng phiếu hỏi để tìm hiểu về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS

cho HS DTTS tại các trường THCS huyện Ba Tơ. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS DTTS ở huyện Ba Tơ STT Đố tƣ ng ĐTB Đ C Mức độ nhận thức (%) Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1 CBQL 3,83 0,38 0 0 16,7 83,3 2 GV 3,83 0,35 0 0 17,2 82,8 3 HS 2,81 0,42 9,7 14,6 22,3 53,4 4 PHHS 2,74 0,41 8,8 17,5 21,1 52,6 5 ĐTĐP 3,15 0,45 0 14,7 26,5 58,8

(Quy ước điểm các mức từ điểm 4,0 đến 1,0, từ mức Rất cần thiết xuống Không cần thiết).

Nhận xét: Như vậy, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5, xét ĐTB chúng ta thấy việc đánh giá sự cần thiết của hoạt động GDKNS giữa CBQL, GV, HS, PHHS, ĐTĐP có sự khác nhau:

- Tất cả CBQL, GV, HS, PHHS và ĐTĐP đều đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh DTTS tại các trường THCS là rất cần thiết, mức đánh giá này từ 50%; tỷ lệ ý kiến không cần thiết thấp. Trong đó CQBL, GV đánh giá mức cần rất cần thiết từ 80% trở lên.

- Đối với HS, PHHS: Mức độ đánh giá từ không cần thiết cho đến mức cao nhất là rất cần thiết. Trong đó, ý kiến đánh giá không cần thiết của HS là 9,7%, PHHS là 8,8%. Có thể lý giải cho sự phân hóa trong nhận thức của PHHS, HS về vai trò của hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS ở huyện Ba Tơ là do nhiều PHHS là lao động phổ thông, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chưa đủ điều kiện về tài chính, thời gian, công sức để chăm lo giáo dục cho con cái. Cho nên, đây là nguyên nhân dẫn đến có sự khác nhau trong đánh giá về vai trò của hoạt động GD KNS cho HS DTTS tại các trường THCS giữa HS, PHHS, ĐTĐP và CBQL, GV.

Như vậy, qua sự phân tích trên cho thấy nhận thấy đội ngũ CBQL, GV và một bộ phận HS, PHHS, ĐTĐP đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò của hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ. Từ đó, đã xác định và xây dựng mục tiêu GDKNS vào việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua

học tập, vui chơi, rèn luyện các phẩm chất, năng lực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 61)