8. Cấu trúc luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
* Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý GDKNS
Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ
T T Các biện pháp ĐTB Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PH về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS
3.87 86.8 13.2 0 0
2
Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS
3.56 56.1 43.9 0 0
3
Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS
3.66 65.9 34.1 0 0
4 Xây dựng môi trường và điều kiện
T T Các biện pháp ĐTB Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết
giáo dục KNS cho HS DTTS tại trường THCS
5
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS tại các trường THCS
3.29 29.3 70.7 0 0
6
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS HS DTTS
3.48 47.8 52.2 0 0
Nhậ xét: Nhìn vào kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ là cấp thiết, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau như sau:
- Biện pháp được đánh giá với mức độ cấp thiết nhất với ĐTB cao nhất (3,87) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PH về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS” với 86,8% lựa chọn là rất cấp thiết và 13,2% lựa chọn là cấp thiết. Điều đó cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS DTTS thì hoạt động này mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bên cạnh đó biện pháp “Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS” được đánh giá với mức độ cấp thiết thứ hai với ĐTB là 3,66 (65,9% ý kiến lựa chọn là rất cấp thiết, 34,1% ý kiến lựa chọn là cấp thiết). Bởi vì giáo viên là người trực tiếp giáo dục HS, là người ảnh hưởng nhiều đến trẻ, cho nên một người giáo viên giỏi sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động GDKNS cho trẻ.
- Tuy nhiên, biện pháp “Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS tại các trường THCS” được đánh giá là ít cấp thiết nhất với ĐTB thấp nhất là 3,29 (trong đó 29,3% ý kiến cho là rất cấp thiết; 70,7% ý kiến cho là cấp thiết).
Có thể một số CBQL, GV cho rằng hoạt động GDKNS chủ yếu phụ thuộc vào việc tổ chức hoạt động của GV, của nhà trường nên sự phối hợp với phụ huynh, các tổ chức xã hội để GDKNS chưa ở mức rất cần thiết bởi các lực lượng này khi tham gia hoạt động cũng ở mức thỉnh thoảng, không thường xuyên. Mặc dù vậy, nhưng kết quả vẫn ở mức cấp thiết, không có ý kiến đánh giá nào ở mức ít cần khiết hoặc không cần thiết. Điều đó khẳng định rằng vai trò, sự kết hợp của các lực lượng giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội luôn là vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục nói chung, GDKNS cho học sinh nói riêng.
* Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDKNS
Bảng 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ
S T T Các biện pháp ĐTB Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PH về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS
3.71 70.7 29.3 0 0
2
Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS
3.60 60.0 40.0 0 0
3
Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS
3.68 68.3 31.7 0 0
4
Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS DTTS tại trường THCS
2.94 31.7 30.3 38.0 0
5
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS tại các trường THCS
3.37 48.8 39.0 12.2 0
6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các
Nhậ xét: Nhìn vào kết quả bảng 3.2 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ là khả thi, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau như sau:
- Biện pháp được đánh giá với mức độ khả thi nhất với ĐTB cao nhất (3,71) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PH về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS” với 70,7% lựa chọn là rất khả thi và 29,3% lựa chọn là khả thi. Điều đó cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều thấy biện pháp này có thể thay đổi được, có thể thực hiện được nhằm làm cho hoạt động GDKNS cho HS DTTS đạt được hiệu quả mong muốn.
- Bên cạnh đó biện pháp “Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS” được đánh giá với mức độ khả thi cao thứ hai với ĐTB là 3,68 (68,3% ý kiến lựa chọn là rất khả thi, 31,7% ý kiến lựa chọn là khả thi). Bởi vì, mỗi người giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn trong giáo dục. Bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học, tự trau dồi kiến thức thì mới có thể đào tạo ra những HS giỏi, có nhân cách cho xã hội. Thầy cô tích cực thay đổi thì sẽ tạo ra một môi trường giáo dục sáng tạo, hiệu quả.
- Tuy nhiên, biện pháp “Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS DTTS tại trường THCS” được đánh giá là ít khả thi nhất với ĐTB thấp nhất là 2,94 (trong đó 31,7% ý kiến cho là rất khả thi, 30,3% ý kiến cho là rất khả thi và 38% ý kiến cho là ít khả thi). Điều này cũng xét từ điều kiện thưc tế của địa phương, việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đối với nhà trường chỉ chủ động thực hiện một phần rất nhỏ trong một khoảng kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước, còn những cơ sở vật chất lớn, trang thiết bị dạy học, Hiệu trưởng phải tích cực tham mưu cấp trên để được đầu tư. Còn biện pháp “Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS tại các trường THCS” được đánh giá là ít khả thi thứ hai với ĐTB thấp thứ hai là 3,37 (trong đó 48,8 % ý kiến cho là rất khả thi, 39% ý kiến cho là rất khả thi và 12,2% ý kiến cho là ít khả thi). Dựa trên điều kiện thực tế thì kết quả này cũng hợp lý vì đa số PHHS tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Tơ là người dân tộc thiểu số, họ có đời sống khó khăn, điều kiện công việc không ổn định cho nên việc phối hợp cùng với nhà trường trong công tác GDKNS cho HS còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhưng để khắc phục thực trạng này, GV cố gắng tận dụng những buổi snh hoạt chuyên đề, hội nghị phụ huynh để trao đổi trò chuyện với PHHS một số điều về HS tại trường thì có thể tạo được sự quan tâm cùng phối hợp của PHHS vào công tác GDKNS cho trẻ.
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.
T ểu kết Chƣơ 3
Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ ở chương 2, trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp và qua kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp cho thấy rằng các biện pháp nêu trên là cấp thiết thiết để góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình THPT, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể khẳng định, GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS có một vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, tố chất của trẻ. GDKNS là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục trẻ. Vì vậy, Hiệu trưởng cần dành nhiều thời gian và công sức cho công tác này nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
KẾT U N VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Về lý luận: Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý, kỹ năng sống, GDKNS, mục tiêu của GDKNS cho HS DTTS ở trường THCS, một số đặc điểm tâm lý của HS DTTS ở trường THCS và tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS. Đề tài cũng đã nêu các kỹ năng sống cần giáo dục HS DTTS ở trường THCS và các phương pháp, hình thức GDKNS cho trẻ; từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS của Hiệu trưởng trường THCS.
Về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đề tài đã có những đánh giá toàn diện về thực trạng GDKNS, thực trạng quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại như sau:
* Kết quả đạt được
- CBQL nhà trường và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS DTTS ở trường THCS và đã quan tâm thực hiện GDKNS cho trẻ dựa trên sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết PHHS đã nhận thấy sự cần thiết của hoạt động GDKNS cho HS DTTS.
- GVCN các lớp đã chú trọng lồng ghép các nội dung GDKNS vào trong chương trình giáo dục, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức giáo dục để hình thành cho những kỹ năng sống cần thiết.
- Về cơ bản, Hiệu trưởng các trường THCS đã nắm được nội dung quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS và đã chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác GDKNS cho HS DTTS trong nhà trường.
- Những kết quả đạt được trong công tác quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.
* Những hạn chế, tồn tại
- Một bộ phận nhỏ CBQL, GV vẫn chưa đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS DTTS, chưa xác định rõ các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp để thực hiện GDKNS cho HS đạt hiệu quả tốt nhất. Một số kỹ năng
sống cần thiết cho trẻ chưa được giáo viên quan tâm và giáo dục cho trẻ, hoặc là giáo dục qua loa, chưa thật sự sâu sát.
- Công tác kiểm tra đánh giá còn mang tính hình thức, chưa bám sát vào mục tiêu hoạt động GDKNS cho trẻ để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.
- Công tác quản lý, xây dựng, bồi dưỡng GV về tổ chức thực hiện các nội dung GDKNS cho HS DTTS chưa được các trường chủ động thực hiện mà chủ yếu là dựa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong việc nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho trẻ chưa thực sự hiệu quả.
- Chưa có giáo trình giảng dạy chuyên sâu về GDKNS cho HS DTTS, nhằm giúp cho đội ngũ GV và các lực lượng giáo dục có cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý trong việc thực hiện GDKNS cho HS DTTS trong các trường THCS. Các tài liệu còn hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu của GV.
* Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
Những hạn chế của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS có nguyên nhân từ nhiều phía, song nguyên nhân chính quyết định đến kết quả của hoạt động GDKNS cho trẻ vẫn thuộc về vai trò quản lý của Hiệu trưởng. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp quản lý tăng cường GDKNS cho HS DTTS ở trường THCS bao gồm:
- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, PH về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS.
- Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS.
- Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các trường THCS.
- Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS DTTS tại trường THCS.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS tại các trường THCS.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS HS DTTS. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi cho các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS là cấp thiết và có tính khả thi cao, nếu triển khai thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho trẻ và chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
nghị sau đây.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GD&ĐT cần chú trọng nghiên cứu các mô hình hoạt động GDKNS trong và ngoài nước hiệu quả, phù hợp, từ đó ứng dụng vào chương trình hoạt động GDKNS ở Việt Nam thông qua việc xây dựng và ban hành tài liệu, giáo trình cũng như văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động GDKNS cho HS DTTS làm cơ sở khoa học và cơ sở