8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HSDTTS
tại các trường THCS
a. Mục đích biện pháp
GDKNS là quá trình hình thành những hành vi tích cực, lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp; là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp học sinh chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết), thái độ, giá trị (cái mà học sinh cảm nhận, tin tưởng, quan tâm) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Xác định đúng mục têu GDKNS sẽ giúp công tác quản lý hoạt động GDKNS tại trường đi đúng hướng, từ đó mới xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS, phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS trong nhà trường.
b. Nội dung biện pháp
Mục tiêu GDKNS cho học sinh trung học cơ sở thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới gắn 4 trụ cột của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. GDKNS cho học sinh THCS nhằm đạt những mục tiêu sau:
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của các kỹ năng sống giúp cho bản thân có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần và đạo đức của các em; hiểu tác hại của những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống cần loại bỏ.
- Có kỹ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hoá; có kỹ năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
- Học sinh có nhu cầu rèn luyện KNS trong cuộc sống hằng ngày; yêu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để rèn luyện kỹ năng sống và thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình.
Người hiệu trưởng phải bám sát mục tiêu GDKNS của cấp học để quản lý việc triển khai thực hiện của GV, đoàn thể nhà trường khi triển khai GDKNS, có như thế mới đạt mục tiêu đề ra.
c. Cách thức và điều kiện thực hiện
* Cách thức thực hiện
quản lý về hoạt động GDKNS cho HS, việc làm này phải thực hiện thường xuyên; cập nhật những văn bản mới, đây là cơ sở để nhà quản lý triển khai các kế hoạch đi đúng mục tiêu, những thay đổi, bổ sung của văn bản mới sẽ được điều chỉnh kịp thời, từ đó kết quả của công tác GDKNS cho HS sẽ đạt được những mục tiêu đề ra.
- Thường xuyên tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu hoạt động GDKNS cho học sinh; quán triệt thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, họp hội đồng sư phạm để đội ngũ nhà giáo nắm rõ, kỹ. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động GDKNS cho HS, các kế hoạch đề ra phải bám sát mục tiêu.
- Hiệu trưởng nhà trường quản lý, theo dõi việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động GDKNS của GV. Trên cơ sở kế hoạch nhà trường, GVCN, các bộ phận đoàn thể lên kế hoạch thực hiện, Hiệu trưởng, CBQL kiểm tra việc chuẩn bị hoạt động, sự chuẩn bị của GV về kịch bản, chương trình hoạt động, những điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực,.. (riêng đối với GV bộ môn, mục tiêu, nội dung GDKNS phải thể hiện rõ trong kế hoạch dạy học, trong nội dung lồng ghép, tích hợp vào từng đơn vị bài học cụ thể).
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá mục tiêu hoạt động GDKNS cho HS. Khi đưa ra các mục tiêu thì phải có các tiêu chí để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, đạt ở mức độ nào. Căn cứ vào mục tiêu và điều kiện thực tế nhà trường, Hiệu trưởng, CBQL cùng với các đoàn thể, GV trong nhà trường xây dựng các tiêu chí phù hợp, làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNS cho HS.
* Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng, CBQL phải thường xuyên cập nhật, rà soát văn bản, bổ sung các tài liệu về GD KNS cho HS THCS.
- Các kế hoạch phải bám sát mục tiêu chung và phù hợp với đặc điểm địa phương, đặc biệt đối tượng là HS người DTTS.
- Các tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu phải rõ ràng, công khai.
3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS tại các THCS