Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã lấy ý kiến của 42 CBQL bằng phiếu hỏi để tìm hiểu về thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng 2.18 như sau:

Bảng 2.18. Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ

S T T Quản lý các lực ƣ ng tham gia GDKNS ĐTB Đ C Mức độ thực hiện (%) ĐTB Đ C Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu

1 Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của giáo viên

2.48 0,51 0 47.6 52.4 0 2.71 0,46 0 71.4 28.6 0

2 Tổng kết đánh giá, từ đó biểu dương kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý

1.95 0,54 0 11.9 71.4 16.7 2.6 0,5 0 59.5 40.5 0

3 Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các KNS của HS THCS

2.19 0,51 0 23.8 71.4 4.8 2.48 0,59 0 47.6 47.6 4.8

4 Kiểm tra đối chiếu kết quả đánh giá thực tế so với kế hoạch đề ra

2.07 0,48 0 11.9 83.3 4.8 2.29 0,54 0 28.6 66.7 4.8

5 Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS của giáo viên và các lực lượng khác ngoài nhà trường

1.83 0,41 0 0 83.3 16.7 1.64 0,41 0 11.9 59.5 4.6

6 Thăm dò ý kiến của PHHS và các lực lượng phối hợp giáo dục khác

1.36 0,48 0 0 35.7 64.3 2,0 0,0 0 0 100 0

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ đã được các nhà quản lý triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

- Mức độ và kết quả thực hiện quản lý “Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của giáo viên” có ĐTB cao nhất, lần lượt là 2,48% và 2,71. Kết quả này cho thấy, CBQL các trường THCS ở huyện Ba Tơ đã rất coi trọng hoạt động GDKNS cho HS và luôn tích cực, chủ động trong công tác quản lý kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của giáo viên.

- Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá việc “Thăm dò ý kiến của PHHS và các lực lượng phối hợp giáo dục khác” có ĐTB thấp

nhất là 1,36 với mức độ chưa thực hiện chiếm 64,3%. Từ kết quả này đặt ra yêu cầu với CBQL các trường THCS ở huyện Ba Tơ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nội dung này, phát huy hiệu quả trong sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung. Bởi vì việc nắm bắt nguyện vọng, phối hợp giữa nhà trường, PHHS và các lực lượng xã hội có sự ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả GDKNS cho HS. Sự nắm bắt thông tin tốt từ hai phía nhà trường và gia đình là nhân tố giúp cho HS có sự trưởng thành nhanh hơn, hòa nhập dễ hơn trong cuộc sống.

2.5. Đ h chu

2.5.1. Ưu điểm, nguyên nhân

- CBQL, GV, PHHS, HS và ĐTĐP về cơ bản đã nhận thức được sự quan trọng, cần thiết của công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

- Hiệu trưởng các trường THCS đã xác định được mục tiêu, nội dung, vai trò, nhiệm vụ trong thực hiện công tác GDKNS trong quá trình giáo dục ở nhà trường, từng bước xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động này khá hiệu quả.

- GV đã chủ động trong công tác nâng cao trình độ chuyên môn, bám sát các nội dung về nội dung GDKNS phù hợp với lứa tuổi HS THCS, quan tâm đến phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS góp phần giáo dục toàn diện HS, tạo được lòng tin ở phía PHHS.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được trang bị nhằm phục vụ công tác giáo dục toàn diện cho HS. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS.

2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

- Công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ đã được CBQL, GV quan tâm, tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. GV vẫn còn lúng túng, thiếu sáng tạo khi vận dụng các phương pháp, hình thức trong quá trình thực hiện. Chưa có có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình, các lực lượng giáo dục khác trong việc hình thành kỹ năng sống cho HS.

- Công tác bồi dưỡng giáo viên về tổ chức thực hiện việc GDKNS cho HS DTTS chưa được các trường chủ động thực hiện mà chủ yếu là dựa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức. Phương pháp, hình thức thực hiện chưa đa dạng, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm học sinh DTTS.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động GDKNS trong nhà trường được Hiệu trưởng quan tâm song nội dung kết quả chưa đi vào chiều sâu, cho nên hiệu quả không cao. Công tác quản lý của Hiệu trưởng còn thiên về quản lý hành chính, chưa thực sự sâu sát đến hoạt động quản lý chuyên môn.

GDKNS cho trẻ để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Chất lượng đội ngũ GV không đồng đều, còn thiếu so với quy định, còn một bộ phận giáo viên chưa chủ động, tích cực tham gia các khóa học tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn. Chưa đáp ứng được sự phát triển, đổi mới trong giáo dục.

- Các tài liệu, giáo trình về kỹ năng sống cho HS DTTS ở trường THCS còn hạn chế, chưa cập nhật xu thế mới, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu của GV.

2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, sống cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã lấy ý kiến của 42 CBQL, 163 GV, 57 PHHS, 103 HS và 34 cán bộ đại diện đoàn thể địa phương bằng phiếu hỏi để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ

S TT Các yếu tố ả h hƣở đến hoạt động GDKNS Đối tƣ ng ĐTB Mức độ ả h hƣởng (%) Ảnh hƣởng nhiều Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1 Hạn chế về nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh và các lực lượng địa phương về tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDKNS cho HS.

CBQL 2.95 95.2 4.8 0

GV 2.86 85.9 14.1 0

PHHS 2.7 66.7 33.3 0

ĐTĐP 2.7 70.6 29.4 0

2 Thiếu điều kiện cho HS hoạt động tích cực về GDKNS CBQL 3.0 100 0 0 GV 2.96 96.3 3.7 0 PHHS 2.9 91.2 8.8 0 ĐTĐP 2.6 55.9 44.1 0 3

Hạn chế của giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDKNS cho HS CBQL 3.0 100 0 0 GV 2.83 82.8 17.2 0 PHHS 2.9 86 14 0 ĐTĐP 2.9 94.1 5.9 0 4

Một số phụ huynh chưa quan tâm và chưa phối hợp với nhà trường trong công tác GDKNS cho HS

CBQL 2.71 71.4 28.6 0

GV 2.39 38.7 61.3 0

PHHS 2.0 3.5 96.5 0

S TT Các yếu tố ả h hƣở đến hoạt động GDKNS Đối tƣ ng ĐTB Mức độ ả h hƣởng (%) Ảnh hƣởng nhiều Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 5

Công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương chưa chưa thường xuyên

CBQL 1.95 11.9 71.4 16.7

GV 2.39 39.3 60.7 0

PHHS 2.1 14 86 0

ĐTĐP 2.4 44.1 55.9 0

6 Hứng thú, động cơ khi tham gia các hoạt động của HS

CBQL 2.43 47.6 47.6 4.8

GV 2.90 89.6 10.4 0

PHHS 3.0 100 0 0

ĐTĐP 2.5 52.9 47.1 0

7 Khả năng sử dụng tiếng Việt của HS

CBQL 2.52 52.4 47.6 0

GV 2.61 60.7 39.3 0

PHHS 2.5 47.4 52.6 0

ĐTĐP 2.4 41.2 58.8 0

8 Phong tục, tập quán, lối sống của địa phương

CBQL 2.71 71.4 28.6 0

GV 2.88 87.7 12.3 0

PHHS 2.5 47.4 52.6 0

ĐTĐP 2.3 29.4 70.6 0

9 Chế độ kiểm tra đánh giá, chưa phù hợp, chưa kịp thời

CBQL 2.6 59.5 40.5 0

GV 2.69 69.3 30.7 0

PHHS 2.8 78.9 21.1 0

ĐTĐP 2.8 82.4 17.6 0

Nhận xét: Qua bảng khảo sát trên cho thấy mức đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ có sự khác nhau, cụ thể:

- Nguyên nhân ảnh hưởng có tỷ lệ ý kiến đánh giá cao nhất đến hoạt động GDKNS là “Hạn chế của giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDKNS cho HS” với tổng ĐTB = 11,63 (tức nằm ở mức ảnh hưởng nhiều

cao nhất), thứ nhì là “Thiếu điều kiện cho HS hoạt động tích cực về GDKNS” với tổng ĐTB = 11,46.

- Nguyên nhân ảnh hưởng có tỷ lệ ý kiến đánh giá thấp nhất đến hoạt động GDKNS là “Công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương chưa chưa thường xuyên” với tổng ĐTB = 8,84, kế tiếp là “Một số phụ huynh chưa quan tâm và

chưa phối hợp với nhà trường trong công tác GDKNS cho HS” với tổng ĐTB = 9,6. Qua sự phân tích trên cho thấy “Hạn chế của giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDKNS cho HS” là yếu tố được cả 4 đối tượng khảo sát lựa chọn khi khảo sát về sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động GDKNS. Như vậy, các cấp quản lý giáo dục, giáo viên cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nắm rõ về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDKNS cho HS, đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo hứng thú, truyền tải những kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng GDKNS cho HS DTTS, tạo nền tảng cho HS tự tin, chủ động với thế giới bên ngoài, đồng thời tạo tiền đề phát triển tiếp theo khi bước vào các lớp chuyên nghiệp hoặc học THPT.

T ểu kết Chƣơ 2

Như vậy, thông qua nội dung chương 02, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận được xây dựng ở chương 01 để từ đó làm rõ kết quả nghiên cứu việc quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn đã khảo sát 399 ý kiến của CBQL, GV, PHHS, HS và ĐTĐP về quản lý hoạt động GDKNS cho thấy: Hoạt động GDKNS bước đầu đã được các nhà trường coi trọng trong quá trình phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. Qua tổng hợp và phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ chúng tôi nhận thấy: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, sự phối kết hợp của các phòng ban, tổ chức đoàn thể của huyện, sự hợp tác của các địa phương. Công tác GDKNS bước đầu đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung thì hiện nay công tác GDKNS cho HS DTTS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ còn nhiều hạn chế, từ công tác nhận thức, tuyên truyền, vận động đến công tác quản lý GDKNS cũng còn nhiều bất cập, chưa tuyên truyền sâu sát đến từng GV, PHHS và các lực lượng xã hội nên hiệu quả thực hiện GDKNS chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Công tác quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và quản lý môi trường, các điều kiện hoạt động GDKNS còn nhiều hạn chế do nhận thức của các lực lượng giáo dục, một phần do điều kiện hoàn cảnh của địa phương còn khó khăn. Một số hiệu trưởng quản lý và chỉ đạo việc GDKNS được đánh giá chưa hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai và thực hiện chưa sâu sát. Từ những kết quả đạt được và hạn chế rút ra được, chúng tôi đề xuất một số biện pháp chủ yếu để công tác quản lý hoạt động GDKNS trong chương 3 của luận văn này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Ba Tơ.

CHƢƠNG 3

BIỆN PH P QUẢN HOẠT ĐỘNG GI O DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI C C TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Mục 1, Điều 29 - Luật giáo dục, 2019). Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp (Mục 3, Điều 29 - Luật giáo dục, 2019).

Trong quá trình phát triển toàn diện cho người học (học sinh), sự hình thành các kỹ năng sống là quá trình học sinh lĩnh hội nội dung của những quan hệ xã hội, chứa đựng những giá trị, những chuẩn mực do xã hội quy định thông qua việc tham gia các hoạt động GDKNS do nhà trường tổ chức, thông qua các hoạt động giáo dục lồng ghép trong chương trình học, qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. Chính vì vậy, việc quản lý công tác GDKNS trong nhà trường phải thực hiện theo mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và mục tiêu cụ thể đối với giáo dục THCS, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp GDKNS cho HS DTTD tại các trường THCS được đề xuất phải đảm bảo tính khoa học, tức là phải phù hợp với cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Các biện pháp đưa ra phải có mối liên hệ logic với nhau. Tính logic khoa học cho thấy các nội dung của biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, không đối lập với nhau. Mặt khác, khi thực hiện biện pháp này thì cũng phải đồng thời thực hiện biện pháp kia thì mới phát huy được hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn cho thấy, mỗi đơn vị trường THCS ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có những đặc thù riêng, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, thuận lợi, khó khăn không giống nhau. Bởi vậy, HS người DTTS cũng sẽ có những khác biệt riêng về sự nhanh nhạy trong nhận thức, sự tự tin, cách biểu lộ cảm xúc. Chính vì thế, việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị nhà trường. Các biện pháp đề ra phải bảo đảm yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS nói chung cũng như những đặc điểm riêng của HS ở mỗi trường, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện về nguồn lực hiện có của nhà trường, của địa phương như: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian và không gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán, đặc điểm dân tộc…Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm bắt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 83)