Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

a. Phương pháp thực hiện GDKNS cho HS DTTS

Để GDKNS cho HS DTTS một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.

* Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề /tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề /tình huống đó một cách có hiệu quả.

* Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử" một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phuơng pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn" không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

* Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

* Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được

trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếpcủa học sinh.

* Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phù hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.

Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

b. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS

GDKNS cho HS có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục: Dạy học, ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm của HS hàng ngày như vui chơi, học tập, lao động, lễ hội, tham quan, ... Đây là những hoạt động có nhiều thuận lợi để giáo dục, rèn luyện cho các em những thao tác, kỹ năng, thói quen, hành vi tốt. Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những KNS cần thiết với cuộc sống của HS.

* GDKNS thông qua hoạt động vui chơi, câu lạc bộ, lễ hội

Vui chơi, lễ hội là một trong những hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo hứng thú học tập, giúp HS phát triển toàn diện. Các loại trò chơi được tổ chức trong nhà trường có thể sử dụng để GDKNS cho HS là trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập. Trong nhà trường THCS cũng thường có các câu lạc bộ: Văn học, Tiếng Anh, Âm nhạc – Mỹ thuật, Thể dục thể thao. Khi học sinh tham gia các câu lạc bộ sẽ được trải nghiệm, thể hiện được các năng lực cá nhân, qua đó rèn luyện các KNS cần thiết.

Trong trường học, các hoạt động lễ hội cũng luôn được chú trọng. Các ngày lễ thường diễn ra trong nhà trường như: Lễ trưởng thành cho đội viên, ngày lễ thành lập trường, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ kỷ niệm ngày thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; về hội có: Hội trại, hội diễn văn nghệ, ngày hội thể thao,… với nhiều hoạt động phong phú, học sinh tham gia trải nghiệm với nhiều hình thức khác nhau.

Thông qua trò chơi, các lễ hội, câu lạc bộ HS được phát triển các kỹ năng ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó với những thay đổi. Giáo viên viên cần xác định những KNS cần hướng dẫn cho HS, chọn trò chơi phù hợp với KNS đó, hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của một số hoạt động lễ hội.

* GDKNS thông qua hoạt động lao động, trải nghiệm

Lao động, trải nghiệm là một trong những hoạt động đi kèm với hoạt động học tập khác trong nhà trường, thể hiện nguyên lý "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" (Mục 2, Điều 3, Luật Giáo dục 2019). Qua hoạt động lao động, rèn luyện HS các kỹ năng lao động tự phục vụ, biết tiết kiệm, hứng thú lao động, ý thức sẵn sàng tham gia lao động, tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kỹ năng tổ chức công việc của mình và công việc chung; tạo mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong quá trình lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)