Quản lý các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quản lý các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS

DTTS tại trường THCS

Hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trong nhà trường không phải là sự thực hiện của một bộ phận, cá nhân mà là sự tham gia của nhiều lực lượng để cùng giáo dục học sinh, trong đó có hoạt động GDKNS. Người hiệu trưởng phải quản lý một cách toàn diện các lực lượng này.

- Giáo viên bộ môn: Bộ phận chiếm số lượng lớn trong hội đồng sư phạm nhà trường, là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh thông qua hoạt động sư phạm của mình. Người hiệu trưởng quản lý việc GDKNS của GVBM thông qua kế hoạch cá nhân, kế hoạch bài dạy, dự giờ trên lớp,..

- Giáo viên chủ nhiệm: Vừa là GVBM, là những người trực tiếp và có vai trò quan trọng trong việc GDKNS. GVCN là cầu nối giữa CBQL nhà trường, các bộ phận đoàn thể đến HS, giữa nhà trường với PHHS. Hiệu trưởng quản lý việc GDKNS của

GVCN thông qua các kế hoạch về công tác chủ nhiệm, việc tổ chức các buổi học ngoài giờ, ngoại khóa,…

- Cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (anh Tổng phụ trách): Là người tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường; là người có tầm ảnh hưởng lớn đến việc GDKNS cho học sinh. Hiệu trưởng quản lý hoạt động GDKNS cho HS của Tổng phụ trách Đội thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp, qua công tác phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Ban phụ trách HĐNGLL, Tổ tư vấn tâm lý hỗ trợ học đường, câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm: Cán bộ phụ trách các nội dung này cũng có thể là GVBM, GVCN, Tổng phụ trách Đội của nhà trường. Ban phụ trách NGLL, Tổ tư vấn tâm lý hỗ trợ học đường, câu lạc bộ đều có vai trò lớn trong việc GDKNS cho học sinh thông qua việc tổ chức các buổi ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm. Qua các hoạt động đó, các KNS của HS sẽ được rèn luyện, được tương tác, trải nghiệm. Hiệu trưởng quản lý Ban phụ trách NGLL, Tổ tư vấn tâm lý hỗ trợ học đường, câu lạc bộ qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

- Phụ huynh, đoàn thể địa phương (Cán bộ đoàn, phụ nữ, y tế,…) là các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Các lực lượng này cũng có vai trò quan trọng trong việc GDKNS cho HS. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục KNS cho HS là rất quan trọng và cần thiết để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho các em. Để thực hiện được điều đó người cán bộ quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt bởi lẽ quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung, các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị nói riêng luôn bị chế ước bởi những điều kiện khách quan và chủ quan tác động. Nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường - gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh. Bên cạnh đó, nhà trường phải làm sao cho xứng đáng là trung tâm giáo dục của địa phương; làm thế nào để địa phương luôn đồng tình, ủng hộ, phối kết hợp với nhà trường nhằm mục đích chung là giáo dục con em nên người.

chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS về cả nội dung, hình thức tổ chức và cách thức phối hợp, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các lực lượng giáo dục, tạo nên sức mạnh tổng hợp để công tác giáo dục KNS cho HS đạt hiệu quả như mong muốn.

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS DTTS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 46)