Quản lý mục tiêu, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 33 - 34)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2. Quản lý mục tiêu, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Quản lý mục tiêu công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục HS nhà trường đạt mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS là tổng hợp mục tiêu để thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm lớp. Hiệu trưởng cần nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung công tác CNL của GVCN để tìm ra các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện HS hướng tới mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường.

Để quản lý mục tiêu công tác chủ nhiệm lớp, các trường PTDTBT THCS trực tiếp là hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng được nội dung, kế hoạch quản lý, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động cho học sinh theo chương trình giáo dục của nhà trường, đồng thời cần phải chú trọng thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác này.

Lập kế hoạch là khởi đầu của chu trình quản lý. Trong nhà trường Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp bằng kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là sự xác lập một cách có căn cứ khoa học thể hiện được: Mục tiêu, chỉ tiêu và cách thức thực hiện nhiệm vụ nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, chỉ tiêu GD đã đề ra. Kế hoạch GVCN phải xây dựng theo trục thời gian của năm học như: Kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và theo nội dung của các hoạt động GD.

Hiệu trưởng hướng dẫn GVCN lập kế hoạch công tác CNL phù hợp với trình độ, năng lực, nhận thức của đối tượng HS và phê duyệt kế hoạch đó.

năm học, nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trường và mục tiêu phấn đấu về công tác CNL, tạo điều kiện cho GVCN xác định nội dung, mục tiêu công tác chủ nhiệm của lớp mình phụ trách và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.

Hiệu trưởng quản lý GVCN xây dựng kế hoạch, trong đó yêu cầu GVCN xác định nội dung công việc, thời gian thực hiện và chủ thể thực hiện các nội dung công việc phù hợp với đặc điểm của lớp trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường. GVCN cần có kỹ năng xây dựng kế hoạch một cách khoa học, trong đó các thành tố mục tiêu, nội dung, nguồn lực, biện pháp, thời gian thực hiện, kết quả dự kiến được xác định tường minh, cụ thể, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàong và ngoài nhà trường.

Trong chỉ đạo thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, Hiệu trưởng cần quan tâm đến mức độ hoàn thành, chất lượng hoàn thành, xem xét các nội dung công tác của từng lớp có phù hợp với điều kiện của lớp hay không và có đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất không. Để quản lý công tác GVCN lớp đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần tiến hành thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh kế hoạch kịp thời cho phù hợp, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của GVCN lớp, có khen thưởng, nhắc nhở kịp thời để động viên cho cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường PTDTNT.

Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch của GVCN cần hoạch định rõ ràng, phân công các thành viên trong Hội đồng trường phụ trách từng nội dung công việc cụ thể, chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)