Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 62 - 64)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Đánh giá chung

* Điểm mạnh về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và công tác quản lý công tác chủ nhiệm.

Qua khảo sát, phỏng vấn chúng tôi thấy tất cả cán bộ quản lý các trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, thực hiện khá tốt các biện pháp quản lý của mình, từ quản lý xây dựng kế hoạch đến quản lý thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

GVCN, đặc biệt GVCN luôn nhận được sự phối hợp hoạt động, hỗ trợ của các tổ chuyên môn, Đoàn, Đội trong nhà trường; luôn quan tâm và thực hiện tốt các chính sách, điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm; khen thưởng, động viên kịp thời.

Đội ngũ GVCN có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đa phần GVCN có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, luôn nêu cao ý thức tự học, tự nghiên cứu. Nhiều thầy, cô giáo có năng lực tổ chức điều hành hoạt động giáo dục như: Các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác; đa số GVCN có lòng yêu nghề, có tâm với sự nghiệp giáo dục miền núi được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu, quý mến, trở thành những tấm gương tốt để học sinh nói theo, đồng nghiệp mến phục.

Đội ngũ GVCN lớp đều thông hiểu quy chế chuyên môn, mục tiêu giáo dục, thực hiện đủ các chương trình giáo dục như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt cuối tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp đều tìm hiểu học sinh về các mặt, từ đó, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với đối tượng học sinh.

GVCN lớp có khả năng giao tiếp, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong lớp và học sinh toàn trường, phối hợp với phụ huynh học sinh, trao đổi thông tin với giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp để nắm bắt tình hình học sinh. Cuối mỗi kỳ, GVCN lớp thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho phụ huynh học sinh.

* Những khó khăn về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

Kết quả khảo sát cho thấy các trường chưa xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp ở trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của các GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra các giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động thường không cụ thể. Như vậy, có thể nói rằng các hiệu trưởng trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa còn tồn tại, bất cập.

Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm lựa chọn với các tiêu chí được sự đồng thuận của nhiều cán bộ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, việc bố trí GVCN ở một số trường PTDTBT THCS hiện nay vẫn chưa thật sự căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm chủ nhiệm mà vẫn còn bố trí GV có ít tiết giảng dạy đảm nhiệm và chưa chú trọng GVCN là người dân tộc thiểu số nên điều này phần nào đã hạn chế công tác quản lý, giáo dục HS.

thực sự chặt chẽ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Đa phần phụ huynh vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con em nên việc phối hợp giữa GVCN với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục HS còn gặp rất nhiều khó khăn.

Kinh phí dành cho hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, số tiết dành cho công tác chủ nhiệm lớp còn ít (hiện nay vẫn là định mức 4 tiết/tuần) nên chưa tạo được động cơ cho giáo viên chủ nhiệm làm việc, một số GV chú trọng công tác chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm.

Hiệu trưởng nắm tình hình HS thông qua GVCN chưa đồng bộ, thường xuyên. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư, tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động giáo dục, nhiều trường còn thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu phòng thí nghiệm, thực hành, thiếu phòng học 2 buổi/ngày.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)