7. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để hoạt động quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trò và chức năng khác nhau, song giữa các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trong quá trình quản lý.
Cụ thể, biện pháp 1 mang tính định hướng cơ bản, giúp cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xác định vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình giáo dục học sinh và là mục tiêu định hướng cho các nhóm biện pháp còn lại triển khai thực hiện một cách có kế hoạch, có hiệu quả; ngược lại các nhóm biện pháp 2,3,4,5,6 và 7 có mối quan hệ tác động lẫn nhau và ảnh hưởng tích cực với nhóm biện pháp 1. Biện pháp 2 là biện pháp tiền đề, là điều kiện cần cho biện pháp 3,4 và 5. Biện pháp 3, 4 và 5 giữ vai trò trọng tâm, làm đòn bẩy để thực hiện các biện pháp còn lại. Biện pháp 6 và 7 là điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp khác. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết công việc, phải tùy vào hoàn cảnh, điều
kiện, con người cụ thể của mỗi trường mà Hiệu trưởng lựa chọn nhóm biện pháp cho phù hợp.
Tóm lại, mỗi biện pháp đều có ý nghĩa và tác dụng riêng, nhưng biện pháp này là điều kiện để thực hiện biện pháp kia và ngược lại, tạo nên một hệ thống các biện pháp giúp Hiệu trưởng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao. Nếu tách từng biện pháp riêng lẻ khi thực hiện, sẽ không có tác dụng đem lại giá trị cáo đối với công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như trong hoạt động quản lý.