7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục
a. Về quy mô trường lớp, học sinh
Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn huyện, giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế; điều kiện giao thông, thông tin liên lạc còn khó khăn, bất cập, nhất là ở các điểm trường thôn; đội ngũ giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm; dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế nên chưa quan tâm đến vấn đề giáo dục con; khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh rất hạn chế… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền và sự nổ lực của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, trong những năm gần đây giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My đã có nhiều đổi thay tích cực, đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa. Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị phương tiện dạy học được quan tâm đầu tư, trang bị; mạng lưới trường, lớp của huyện không ngừng phát triển. Hiện đã xây dựng được 06 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1; duy trì phổ cập giáo dục 10/10 xã.
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp và số lượng học sinh từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020 CẤP HỌC NĂM HỌC 2017 – 2018 2018 - 2019 2019 – 2020 Số trường Số lớp Số HS Số trường Số lớp Số HS Số trường Số lớp Số HS Mầm non 10 98 2469 10 99 2526 10 99 2296 Tiểu học 11 225 4106 11 209 4159 9 179 4197 THCS 10 68 2014 10 67 2113 11 68 2240 Tổng 31 391 8.589 31 375 8.798 30 346 8733
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My)
Biểu đồ 2.1. Quy mô trường và lớp từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020
Biểu đồ 2.2. Số lượng học sinh từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020
Hiện nay toàn huyện Nam Trà My có tổng cộng 30 trường, trong đó có 10 trường mầm non; 09 trường tiểu học; 09 trường PTDTBT THCS và 02 trường phổ thông bán trú có 2 cấp học là trường PTDTBT TH&THCS Long Túc và trường
PTDTBT TH&THCS Trà Vinh.
Tổng số lớp học của 3 cấp giảm từ 391 lớp năm học 2017-2018 xuống còn 346 lớp năm học 2019-2020.
Tổng số học sinh toàn huyện năm học 2019-2020 là 8.733 học sinh, trong đó khối Mầm non là 2.296 em, khối Tiểu học là 4.197 em và khối THCS là 2.240 em.
Tổng số phòng học 465 phòng, trong đó có 117 phòng học kiên cố, 169 phòng học cấp 4 và 179 phòng học làm gỗ lợp tôn.
Từ năm học 2017-2018 đến 2019-2020, quy mô trường lớp, số lượng học sinh và giáo viên trên địa bàn huyện Nam Trà My không có biến động lớn. Số trường giảm 01 trường do sáp nhập; số lớp giảm 45 lớp, tỉ lệ giảm 11,5%; số lượng học sinh tăng 144 em, tỉ lệ tăng 1,6%.
* Về chất lượng học sinh
Bảng 2.2. Chất lượng hạnh kiểm và học lực của học sinh THCS
* Hạnh kiểm Năm học Tổng số học Sinh Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2016-2017 1998 1577 78,9 346 17,3 66 3,3 9 0,5 2017-2018 2014 1616 80,2 365 18,1 31 1,5 2 0,1 2018-2019 2113 1810 85,7 266 12,6 37 1,8 0 0 HKI 2019-2020 2240 1900 84,8 318 14,2 22 0,1 0 0 * Học lực Năm học Tổng số học Sinh Giỏi Khá Học lực Yếu Kém Trung bình SL % SL % SL % SL % SL % 2016-2017 1998 134 6,7 576 28,8 1136 56,9 144 7,2 8 0,4 2017-2018 2014 113 5,6 611 30,3 1159 57,5 125 6,2 6 0,3 2018-2019 2113 125 5,9 586 27,7 1249 59,1 139 6,6 14 0,7 HKI 2019-2020 2240 116 5,2 572 25,5 1335 59,6 203 9,1 14 0,6
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My)
Từ số liệu ở bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt tăng rõ rệt. Học kỳ I, năm học 2019-2020 kết quả xếp loại hạnh kiểm HS THCS đều tăng so với các năm học trước: hạnh kiểm tốt học kỳ I, năm học 2019-2020 đạt 84,8% (tăng so
với năm 2016-2017 là 5,9%). Tuy nhiên học lực khá, giỏi các năm học có nhiều biến động (học kỳ I, năm học 2019-2020 học lực giỏi chỉ đạt 5,2% giảm so với năm học 2016-2017 là 1,5%; học lực khá chỉ đạt 25,5% giảm 3,3%), trong khi đó loại trung bình, yếu, kém có xu hướng tăng.
Trong những năm qua, được dự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, ngành giáo dục huyện Nam Trà My đã được ưu tiên đầu tư nguồn lực để tiếp tục củng cố, xây dựng phát triển đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc huyện. Giáo dục - đào tạo có sự chuyển biến tích cực, cơ sở trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học không ngừng phát triển; cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ, hoàn thiện; trang thiết bị được mua sắm, nâng cấp từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học; công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được chú trọng. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung cơ sở; tỷ lệ học sinh ra lớp duy trì ở mức trên 98,5%. Đã xây dựng được 06 trường đạt chuẩn quốc gia, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia 05 trường.
b. Về đội ngũ giáo viên
Bảng 2.3. Số lượng giáo viên từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020
CẤP HỌC NĂM HỌC 2017 – 2018 2018 - 2019 2019 – 2020 Mầm non 143 151 132 Tiểu học 274 278 238 THCS 166 148 142 Tổng 583 577 512
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My)
Số giáo viên năm học 2019-2020 là 512 giáo viên, trong đó, giáo viên Mầm non là 132 người, giáo viên Tiểu học là 238 người, giáo viên THCS là 142 người.
Cụ thể: Đối với giáo dục mầm non: 132 giáo viên, tỷ lệ bình quân đạt 1,35 giáo viên/lớp. Trong đó, nữ: 132 người chiếm 100%; dân tộc: 87 người, chiếm 65,9%; trình độ đào tạo: Trung cấp: 37 người chiếm 28%, Cao đẳng, Đại học: 95 người chiếm 72%.
Đối với giáo dục tiểu học: có 238 giáo viên, tỷ lệ bình quân đạt 1,33 giáo viên/lớp. Trong đó, nữ: 156 người chiếm 65,5%; dân tộc: 57 người, chiếm 23,9%; trình độ đào tạo: Trung cấp: 51 người chiếm 21,4%, Cao đẳng, Đại học: 187 chiếm 78,6%.
Đối với giáo dục THCS: có 142 giáo viên, tỷ lệ bình quân đạt 2,1 giáo viên/lớp. Trong đó, nữ: 113 người chiếm 79,8%; dân tộc: 59 người, chiếm 41,5%; trình độ đào tạo: Trung cấp: 0, Cao đẳng: 6 chiếm 4,2%, Đại học: 136 chiếm 95,8%.
Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.
Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới.
Về cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết đều tận tụy với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít nhà giáo do chạy theo vật chất đơn thuần, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh.
c. Về công tác xã hội hóa giáo dục
Là địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, do đó công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực trong nhân dân, doanh nghiệp, các mạnh thường quân để đầu tư phát triển giáo dục, chăm lo đời sống cán bộ giáo viên và đặc biệt là cải thiện chất lượng bửa ăn của học sinh bán trú được cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục huyện đặc biệt quan tâm. Công tác xã hội hóa giáo dục đã được nhiều kết quả rất tích cực. Trong các năm qua, lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, nhất là việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số hàng năm đạt hiệu quả cao, nhờ
đó tỷ lệ học sinh ra lớp trên toàn huyện luôn ở mức trên 98%. Huy động nguồn lực hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhất là tập trung xây dựng, kiên cố hóa các điểm trường thôn, nóc hiệu quả, trong bốn năm từ 2017 - 2019, đã huy động được 11,945 tỷ đồng xây dựng được 15 điểm trường thôn cho cấp tiểu học và mầm non; 4 khu nhà ăn cho học sinh bán trú tại các điểm trường xã; 3 thư viện cùng tiền mặt và hiện vật trị giá hàng tỷ đồng hỗ trợ cho học sinh nâng cao chất lượng bửa ăn, mua sắm dụng cụ học tập,….
Toàn huyện có 10/10 xã có Hội khuyến học. Ban đại diện cha mẹ học sinh thuộc chi hội khuyến học của 10/10 xã hoạt động thường xuyên và bước đầu có hiệu quả. 10/10 xã của huyện có Hội đồng giáo dục, trong đó một số hội đồng giáo dục thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong xã và nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục của xã nhà; cùng huy động học sinh trong độ tuổi, học sinh bỏ học ra lớp; giáo dục đạo đức học sinh, góp phần cùng xây dựng xã hội học tập. Toàn ngành đã huy động được hàng nghìn ngày công của Hội cha mẹ học sinh và nhân dân cùng tham gia xây dựng, tu sửa, nâng cấp kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất nhà trường.
Xã hội hóa giáo dục đã thúc đẩy phong trào xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, bước đầu đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục. Trong bốn năm qua, toàn ngành đã huy động được các nguồn đầu tư cho giáo dục, cụ thể:
Bảng 2.4. Huy động nguồn lực vật chất
Năm học Số ngày công Số tiền (Triệu đồng)
2017 – 2018 1.625 4.250
2018 – 2019 1.678 3.975
2019 – 2020 1.232 2.918
(Nguồn: Báo cáo Phòng GDĐT huyện nam Trà My)
Những năm gần đây giáo dục huyện Nam Trà My có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô trường lớp tăng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Tỷ lệ học sinh ra lớp cao, chất lượng giáo dục được nâng lên. Chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên được tăng cường, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung giáo dục của huyện vẫn nhiều hạn chế, đó là:
Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, còn có hiện tượng chạy theo thành tích.
Chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục còn thiếu thốn, trong đó đặt biệt là các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ tin học hóa quá trình dạy học chưa đảm bảo.
Thực trạng và những khó khăn thách thức của giáo dục huyện Nam Trà My đòi hỏi cấp ủy, Chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện nói chung và ngành giáo dục nói riêng phải có những giải pháp đúng đắn, kịp thời, với quyết tâm lớn để khắc phục và đưa giáo dục Nam Trà My phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.