7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4. Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm lớp
Công việc quản lý thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm lớp của GVCN là rất quan trọng, đây là khâu lý luận áp dụng vào thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cao nhất. Quản lý lập kế hoạch mà không quản lý việc thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm lớp thì không phát huy được tác dụng của kế hoạch đó, do đó Hiệu trưởng phải quan tâm đến việc quản lý thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, nội dung công tác đã được vạch ra.
Kết quả khảo sát 105 cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My về thực trạng quản lý thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểmtrung bình Tốt Khá TB Yếu
1 Thu thập và xử lý thông tin 10,5 20 61,9 7,6 2,33 2 Xây dựng kế hoạch chủ
nhiệm
27,6 46,7 25,7 0 3,02
3 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.
24,7 47,7 27,6 0 2,97
4 Phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác
8,6 21,9 63,9 5,7 2,33
5 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của HS lớp chủ nhiệm 25,7 48,6 25,7 0 3,00 6 Xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục 20 45,7 34,3 0 2,86
Kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm lớp chưa đồng đều. Có bốn nội dung: Công tác xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh; Kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục của HS lớp chủ nhiệm; Xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục được đánh giá mức Khá (Điểm trung bình lần lượt là: 3,02; 2,97; 3,00 và 2,86). Hai nội dung: Thu thập và xử lý thông tin; Phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác, chỉ thực hiện ở mức Trung bình (Điểm trung bình là: 2,33).
Từ thực trạng trên cho thấy GVCN chưa có nhiều lựa chọn, tìm kiếm được phương pháp, giải pháp tối ưu để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.