7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của công
THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS
a. Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN trong quá trình giáo dục học sinh. Để từ đó xây dựng kế hoạch công tác cho GVCN, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình.
b. Nội dung và cách tiến hành
Hiệu trưởng phải xác định GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện lớp học nên họ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Để giúp mọi thành viên trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhận thức đúng về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GVCN lớp, người Hiệu trưởng cần thực hiện:
Hiệu trưởng cần quán triệt mọi chủ trương, đường của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy chế của bộ, sở, phòng GD&ĐT về công tác chủ nhiệm lớp đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Hiệu trưởng phải xác định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp đối với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và quán triệt đến các thành viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp.
Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản liên quan đến công tác quản lý, nâng cao nhận thức và hiểu biết của mình về mọi lĩnh vực quản lý trong nhà trường trong đó có công tác chủ nhiệm lớp đồng thời nắm vững các phương pháp và nghệ thuật sư phạm, từ đó tác động vào nhận thức của GVCN để GVCN nâng cao nhận thức tầm quan trọng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục học sinh.
Trong các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường, Hiệu trưởng cần phổ biến, quán triệt đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp về trách nhiệm, nhiệm vụ của GVCN, ngoài nhiệm vụ của người giáo viên, giáo viên chủ nhiệm còn có thêm các nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Điều lệ trường phổ thông và những nhiệm vụ mang tính đặc thù của loại trường PTDTBT THCS. Từ đó GVCN thấy được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình là cần thiết và nhận thức được vai trò không thể thiếu của công tác quản lý, giáo dục HS.
Hiệu trưởng phải luôn có kế hoạch nhắc nhở, bồi dưỡng nhận thức về tầm quan của công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN; cần triển khai cụ thể cho GVCN những nội dung, công việc cụ thể về công tác chủ nhiệm lớp, qua đó GVCN sẽ nhận thức đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình. Mặt khác, trong quá trình thực hiện công việc chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS, do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, đặc điểm tâm sinh lý HS người dân tộc thiểu số khá phức tạp, bị chi phối bởi nhiều tập tục lạc hậu và sự tác động mặt trái xã hội, người GVCN lớp không thể tránh khỏi những sai lệch trong nhận thức và hành động nếu không có bản lĩnh trong công việc, không yêu nghề, mến trẻ do đó Hiệu trưởng cần luôn quan tâm theo dõi, động viên kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của từng GVCN, giúp họ điều chỉnh hành vi, có vậy mới giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ.
Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, để các GVCN trao đổi với nhau, tìm biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh. Để các buổi hội thảo đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của năm học trước; xác định những ưu điểm, thuận lợi, tồn tại, khó khăn, trong công tác chủ nhiệm lớp để chuẩn bị nội dung thích hợp.
Hiệu trưởng phải thường xuyên tổ chức Hội nghị liên tịch để trao đổi, bàn bạc với GVCN nhằm xây dựng các hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo HS tham gia một cách tích cực, nhiệt tình. Đồng thời nhà trường cần tạo được phong trào thi đua sâu rộng giữa các GVCN để tạo thêm động lực và khích lệ sự cống hiến của những
GV tâm huyết và có nhiều đóng góp đối với phong trào chung của nhà trường.
Hàng năm có thể thông qua đợt tổng kết viết sáng kiến kinh nghiệm, Hiệu trưởng tìm ra sáng kiến kinh nghiệm hay, cử giáo viên trình bày phổ biến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm để mọi người cùng tham khảo học tập. Hoặc có thể chọn ra một số GV có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, báo cáo tham luận trước hội nghị, từ đó trao đổi cho nhau kinh nghiệm quản lý, giáo dục HS. Cũng có thể mời GV ở trường khác có kinh nghiệm đến báo cáo tham luận về công tác chủ nhiệm để mọi người cùng học tập.
Bên cách đó Hiệu trưởng cần kịp thời chấn chỉnh những sai lệnh trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của từng thành viên trong nhà trường đối với công tác chủ nhiệm lớp.
* Lưu ý khi thực hiện và áp dụng
Khi áp dụng, thực hiện biện pháp này cần phải tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất từ Chi bộ Đảng, ban lãnh đạo trường đến toàn thể giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Khi lựa chọn nội dung hội thảo, hội nghị, chuyên đề cần sát với tình hình thực tế của nhà trường, xây dựng nội dung có chất lượng, sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức để tạo hứng thú cho người tham gia. Cần để GVCN trình bày ý kiến của mình, cùng tranh luận, bàn bạc về những vấn đề khoa học, nghiệp vụ đang đặt ra cho đội ngũ GVCN.
Cần huy động tất cả các lực lượng giáo dục tham gia vào công tác giáo dục học sinh, đảm bảo sự thống nhất nhận thức và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ và phân công hợp lý GV làm công tác chủ nhiệm lớp
a. Mục tiêu của biện pháp
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và GVCN nói riêng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chính vì vậy, mục tiêu của biện pháp này là nhằm nâng cao trình độ chính trị, quan điểm lập trường, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Từ đó có giải pháp phân công hợp lý giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
b. Nội dung và cách tiến hành
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, đường lối, nguyên lý, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm lớp vận
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, kịp thời cung cấp những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước cho đội ngũ GVCN ở trường PTDTBT THCS là việc làm thường xuyên của hiệu trưởng nhằm giúp cho đội ngũ GVCN tự củng cố niềm tin của mình đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đồng thời hoàn thiện mình hơn về phẩm chất và năng lực để làm tấm gương sáng cho HS noi theo. Để thực hiện công việc nầy HT cần tiến hành các việc cụ thể:
- Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách, chủ trương của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số để mọi thành viên trong nhà trường biết, thực hiện, học tập nâng cao trình độ chính trị.
- Cung cấp kịp thời các tài liệu, báo, tạp chí, thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu, tham khảo nâng cao trình độ chính trị, xã hội.
- Thông qua nhiều kênh trong và ngoài nhà trường, hiệu trưởng phải kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng, nhận thức của từng cán bộ, giáo viên, đặc biệt là đối với những GVCN trẻ, để kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức, khi gặp khó khăn dễ chùn bước, nhằm động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.
- Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên của trường tiếp xúc, sinh hoạt hòa nhập với đồng bào dân tộc nơi trường đóng như: tổ chức lao động giúp dân, tham gia các đêm lửa trại, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao...,để mỗi cán bộ, GV hiểu, cảm thông với những khó khăn của đồng bào dân tộc, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác dạy học ở các trường PTDTBT THCS huyện miền núi.
- Hiệu trưởng cần chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú trong đội ngũ GVCN, nhất là lực lượng GVCN trẻ, GVCN người DTTS kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
- Mặt khác, hiệu trưởng nhà trường phải động viên và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị do cấp trên tổ chức, hoặc cho đi đào tạo dài hạn để tạo nguồn cho nhà trường về sau.
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp
Công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS là một công việc phức tạp. Đối tượng học sinh là đa số con em đồng bào dân tộc thiểu số, ngôn ngữ bất đồng, tập tục sinh hoạt theo lối riêng, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, đòi hỏi người GVCN lớp cần có những kỹ năng sư phạm chuyên biệt như: kỹ năng giao tiếp ứng xử với học sinh người dân tộc; kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh; kỹ năng giáo dục thuyết phục học sinh; kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt; kỹ
năng giáo dục hòa nhập cộng đồng...
Nhiều GVCN, nhất là các giáo viên trẻ, mới ra trường chưa có được các kỹ năng thành thạo trong công tác chủ nhiệm nên hiệu quả hoạt động của GVCN còn bị hạn chế. Do vậy bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng làm chủ nhiệm lớp cho giáo viên là việc làm cần thiết.
Để thực hiện tốt công việc này Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.
Tổ chức bồi dưỡng cho GVCN nhóm kỹ năng giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm như: kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng xây dựng tập thể tự quản trong nội trú, cách tìm hiểu lý lịch hoàn cảnh học sinh, cách xử lý học sinh vi phạm kỷ luật, qui trình lập hồ sơ kỷ luật, cách tổ chức nếp sống trong nội trú, cách vận động học sinh bỏ học đến lớp, cách tổ chức cho các em hòa nhập cộng đồng qua các phong trào tập thể.
HT phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật, những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, những vấn đề mới về giáo dục, những tri thức khoa học như: tin học, ngoại ngữ, những hiểu biết về xã hội như: đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tập tục của đồng bào các dân tộc...
Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GVCN như: kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và khả năng nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài các nội dung trên người hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng cho GV những kiến thức về tâm lí học dân tộc, phong tục tập quán, một số câu giao tiếp giản đơn bằng tiếng của một số dân tộc sống trên địa bàn..., để giúp giáo viên ứng xử kịp thời với mọi đối tượng học sinh, biết tập hợp và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc.
Đối với địa bàn các huyện miền núi nơi đồng bào dân tộc sinh sống, hiệu trưởng cần phải thường xuyên bồi dưỡng để mỗi GV nói chung, GVCN nói riêng vừa là người dạy văn hóa, vừa là một tuyên truyền viên, một cố vấn tích cực hướng dẫn HS lớp chủ nhiệm tham gia các phong trào phù hợp ở địa phương.
Hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức tập huấn cho đội ngũ GVCN cách thực hiện các biện pháp phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục HS; việc thực hiện các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của hiệu trưởng để có kế hoạch điều chỉnh, bồi dưỡng, giúp đỡ đội ngũ GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hiệu trưởng nhà trường phải khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi GVCN có điều kiện tự bồi dưỡng về kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ, đây là việc làm rất hiệu quả cần phải được thực hiện thường xuyên.
Cần có kế hoạch tổ chức cho đội ngũ GVCN đi thăm quan học tập kinh nghiệm các trường trọng điểm, các trường bạn để giao lưu học hỏi; đi thực tế ở các bản làng nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa đối với đội ngũ GVCN để giúp họ mở mang tầm nhìn, thấy được điều kiện khó khăn của đồng bào dân tộc để họ cảm thông và có trách nhiệm hơn nữa với học sinh.
Phân công hợp lý giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp
Trong nhà trường PTDTBT THCS, HS đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số với đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tập quán... đặc thù, do đó việc tuyển chọn GV làm công tác chủ nhiệm lớp hiệu trưởng phải hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao để đội ngũ này thật sự đủ mạnh, có chất lượng thì các hoạt động giáo dục của nhà trường mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Hiệu trưởng cần xác định rõ những phẩm chất, năng lực mà thực tế đòi hỏi ở người giáo viên chủ nhiệm lớp; xem xét các điều kiện cụ thể như những khó khăn, thuận lợi của nhà trường, hoàn cảnh gia đình giáo viên chủ nhiệm, những đặc thù của địa phương,… trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tuyển chọn giáo viên chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học. Tránh chủ quan, tuyển chọn theo cảm tính.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, kỹ năng ứng xử…của giáo viên chủ nhiệm để phân công, bố trí chủ nhiệm các lớp phù hợp nhằm mang lại quyền lợi cho học sinh nói riêng và hiệu quả trong quá trình giáo dục học sinh nói chung.
Cân đối số giờ lao động thực tế của từng giáo viên ở các tổ bộ môn để bố trí chủ nhiệm lớp, tránh trường hợp kiêm nhiệm hoặc thừa, thiếu giờ trong năm, ưu tiên cho những GV giàu kinh nghiệm và có uy tín chủ nhiệm lớp nhiều năm, được giáo viên và học sinh tín nhiệm; hiệu trưởng cần phải tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các Phó hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: tổ chuyên môn, tổ GVCN, các giáo viên có kinh nghiệm trong công tác quản lí và giáo dục học sinh.
Việc bố trí GVCN phải đặt quyền lợi của HS trên hết. Bố trí GVCN ở đầu cấp nên đồng thời cũng là cho cả cấp học (chủ nhiệm một lớp liên tục cả 4 năm học của trường), như vậy sẽ thuận lợi cho giáo viên, HS cũng như nhà trường trong việc giáo