Quản lý các điều kiện hỗ trợ, tạo thuận lợi cho công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 79 - 82)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ, tạo thuận lợi cho công tác chủ nhiệm lớp

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về tinh thần, vật chất cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; động viên khuyến khích kịp thời tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

Là động lực thúc đẩy giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

b. Nội dung và cách tiến hành

Quản lý tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và giáo dục học sinh.

những nội dung QL quan trọng của HT. HT muốn QL tốt việc này, cần phải thực hiện những công việc sau:

- Chỉ đạo các bộ phận như thư viện, văn phòng cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp.

- Trang bị đầy đủ về CSVC các phòng học, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị như các dụng cụ thể dục thể thao để tổ chức các hoạt động thể chất; các dụng cụ lao động,… Trang bị các phòng học có đầy đủ các thiết bị nghe nhìn như màn hình, tivi hoặc bảng tương tác, hệ thống âm thanh, nhằm giúp GVCN có phương tiện để tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp.

- Dành một khoản kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi,…

- Huy động các nguồn lực xã hội hóa từ phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,… hỗ trợ nguồn tài chính hoặc có sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.

Quản lý xây dựng quy chế phối hợp trong công việc

Hiệu trưởng cần tạo dựng được mối quan hệ kết hợp giữa các lực lượng giáo dục, huy động nhiều nguồn lực ở địa phương chăm lo sự nghiệp giáo dục góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Xây dựng các qui chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn, Liên đội, cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.

Tạo điều kiện thuận lợi để tằng cường sự phối hợp giữa GVCN với các tổ chức xã hội địa phương. Tạo mối liên hệ thân thiết với Đảng ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể.

Quản lý xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường

Môi trường nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi của HS cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục. Vì vậy, Hiệu trưởng cần quan tâm tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện, tiện ích:

- Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Do vậy việc ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực này không chỉ do nhà trường mà cần đến sự quan tâm của chính quyền địa phương và các lực lượng ngoài xã hội. Môi trường nhà trường lành mạnh trong đó, các mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, GV, nhân viên, HS và phụ huynh được dựa trên nền tảng của các giá trị như: tin tưởng, cởi mở, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ, không bạo lực, không có sự kỳ thị sẽ giúp người học có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình. Môi trường sư phạm thân

thiện, lành mạnh sẽ phát triển năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi một cách tích cực của HS trong quá trình học tập để hài hòa với các thành viên trong lớp.

Xây dựng một môi trường nhà trường nhân văn và thân thiện, GVCN cần biết lắng nghe HS, có lời nói và cử chỉ thể hiện quan tâm, tôn trọng HS, biết chia sẻ và thấu cảm với những vấn đề HS đang gặp phải trong học tập và cuộc sống; công bằng với HS, không phân biết đối xử, tạo điều kiện để HS được bộc lộ bản thân, biết cách khích lệ và động viên HS để các em vượt qua những trở ngại. Môi trường sư phạm thân thiện đòi hỏi Hiệu trưởng cần tạo ra một không gian xanh, sạch đẹp, đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo duc. Hiệu trưởng phải biết tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn nhiều hoạt động đa dạng.

Ứng xử và giao tiếp trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng, vì vậy, Hiệu trưởng phải xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Để có những hành vi ứng xử có văn hoá cần đòi hỏi trước tiên ở thái độ tôn trọng lẫn nhau, từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lòng người khác. Đó có thể là hành vi hết sức giản đơn, nhưng nếu đụng chạm đến danh dự và xúc phạm đến nhân phẩm người khác thì cũng cần hết sức tránh. Trong nhà trường, ngoài cách ứng xử tốt đẹp giữa đồng nghiệp, Hiệu trưởng cần chú ý việc xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa GV với HS và giữa HS với nhau nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt trong quy tắc ứng xử giữa GVCN với HS cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với phương châm “thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”. Quan hệ ứng xử trong QL còn đòi hỏi HT phải thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhà trường như PHHS, các lực lượng ngoài XH và nhân dân. Trong nhà trường nếu thiếu đi một môi trường sư phạm lành mạnh thì khó thành công trong công tác GDHS.

Quản lý thực hiện chế độ chính sách và khen thưởng, động viên kịp thời đối với giáo viên chủ nhiệm

Hiệu trưởng nghiên cứu chi tiết các văn bản pháp quy của Nhà nước về chế độ, chính sách cho GV nói chung và GVCN nói riêng, nắm vững nội dung các văn bản và hướng dẫn thực hiện, vận dụng một cách có lợi nhất cho GVCN.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đội ngũ GVCN. Bố trí phân công lao động một cách khoa học, hợp lý, tạo ra sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ. Hiệu trưởng kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ GVCN trong việc thực hiện chế độ chính sách.

động tiên tiến,… cần có chế độ thưởng riêng cho công tác CN như: GVCN của lớp có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua; GVCN có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện tốt; có sáng kiến kinh nghiệm hay được áp dụng cho đội ngũ GVCN đem lại hiệu quả GD tích cực,... Xây dựng chế độ ưu đãi với những GVCN giỏi, được ưu tiên trong công tác, được cử đi tham quan, học tập; tham gia các khóa tập huấn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT về công tác CNL.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)