Phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 64)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng

* Nguyên nhân của điểm mạnh.

Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

Các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện đã có sự quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, giúp cho nâng cao chất lượng giáo dục.

Được sự quan tâm của nhà nước về chiến lược phát triển con người, chúng tôi thấy hiện nay về trí tuệ, về sức khoẻ học sinh phát triển tốt, đại đa số học sinh là chăm ngoan.

Công tác xã hội hoá giáo dục đạt tốt, có tác động tích cực tới sự nghiệp giáo dục ở các trường.

Đa số Hiệu trưởng các trường là người tâm huyết, tận tụy với nghề, nhiệt tình thiết tha với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong công việc.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, gắn bó với sự nghiêp giáo dục miền núi, nhiều giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt đời sống của giáo viên được cải thiện mọi người yên tâm công tác.

Học sinh học trong các trường PTDTBT THCS hiện nay theo cùng một lứa tuổi, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục.

Giáo dục hiện nay phát triển trong thời đại thông tin bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, phụ huynh dễ dàng tiếp xúc với những thông tin mới về khoa học kỹ thuật, trong giáo dục.

nhiệm với phụ huynh học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với hiệu trưởng.

* Nguyên nhân của hạn chế

Do yêu cầu của công tác quản lý nhà trường, có quá nhiều các hoạt động với các loại kế hoạch khác nhau nên Hiệu trưởng nhà trường chưa có kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm riêng, mà chỉ lồng ghép trong kế hoạch chung của nhà trường. Chính vì vậy mà việc cụ thể hóa các nhiệm vụ trong công tác chủ nhiệm cũng chưa được chỉ rõ.

Một số ít giáo viên không muốn làm công tác GVCN lớp, một số khác giáo viên chủ nhiệm khác thiếu nhiệt tình, chưa làm tròn bổn phận của một người GVCN lớp, việc quản lý giáo dục học sinh còn xem nhẹ, sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa chặt chẽ, do đó công tác quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Một số trường thường không có nhiều lựa chọn để phân công GV làm công tác chủ nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cường độ lao động cao vượt định mức do phải kiêm nhiệm.

Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng chủ yếu do kinh nghiệm cá nhân, do đó không bài bản, đôi khi thiếu cơ sở khoa học, do đó không thể tránh khỏi sai lầm thiếu sót.

Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như phim ảnh, lối sống, game... làm 1 số học sinh sao nhãng trong học tập, số học sinh cá biệt trong các trường PTDTBT THCS tăng hơn trước.

Đa số gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn nên đa phần “khoáng trắng” công tác giáo dục con em mình cho nhà trường; một số ít học sinh ý thức chưa tốt, đạo đức kém, mắc phải các tệ nạn xã hội, tảo hôn... Điều đó làm cho giáo viên chủ nhiệm mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh cá biệt.

Học sinh THCS hiện nay lứa tuổi từ 11-14 tuổi, tuổi giao thời hiếu động, dễ bị kích động.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng việc quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của chương 1. Trong luận văn chúng tôi đã đánh giá một cách khá đầy đủ đặc điểm tình hình phát triển GD&ĐT huyện Nam Trà My nói chung, quá trình hình thành và phát triển hệ thống trường PTDTBT THCS nói riêng; những điểm mạnh, những mặt tồn tại bất cập thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS huyện nhà.

Qua việc đánh giá đặc điểm, thực trạng về tình hình quản lý công tác chủ nhiệm lớp, qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến trưng cầu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về các biện pháp mà cán bộ quản lý đã áp dụng nhận thấy: Hiệu trưởng nhà trường đã rất coi trọng vị trí, vai trò, chức năng của GVCN lớp trong việc quản lý, giáo dục học sinh; Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm đã được thực hiện nhằm duy trì nền nếp dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh, đáp ứng cơ bản việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, một số biện pháp được đánh giá ở mức độ bình thường, một số biện pháp chưa được quan tâm và cụ thể hóa... Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp cũng còn gặp nhiều khó khăn từ phía giáo viên, học sinh, môi trường xã hội;

Trên cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở địa phương, đòi hỏi GVCN và cán bộ quản lý nhà trường phải đổi mới các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp thiết thực, khả thi, giải quyết triệt để những tồn tại nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp và coi đó là nhiệm vụ cấp thiết để hoạt động giáo dục của các trường đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục trong những năm tới. Để làm được điều đó tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS tại chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NAM TRÀ MY,

TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp mới. Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa là phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, có kế thừa và phát triển phù hợp với điều kiện mới, phải có sự tiếp nối giữ những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm mới của biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của các biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tế quản lý giáo dục.

Để thực hiện tốt nguyêt tắc đảm bảo tính kế thừa, người nghiên cứu phải nắm chắc được ưu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành và phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Mỗi nhà trường có một đặc thù riêng, có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương…

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống quản lý là một chính thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả không cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ phát huy những ưu thế và hỗ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp

phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp. Có như thế thì các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ và phát huy được hết thế mạnh.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp của GVCN lớp tại các trường PTDTBT THCS phải tạo được hiệu quả thực tiễn nhanh. Các biện pháp phải được xác định rõ về nội dung và cách tiến hành: Hiệu trưởng quản lý những nội dung gì? Nội dung nào cần xem trọng tâm, là “điểm nhấn”? Biện pháp quản lý được thực hiện như thế nào? và cuối cùng đều phải dẫn đến các hiệu quả thực tiễn đối với công tác chủ nhiệm lớp. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đảm bảo phát huy được vai trò quản lý của nhà trường, phát huy được tính tích cực hoạt động của GVCN để khi thực hiện có hiệu quả.

3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS

a. Mục tiêu của biện pháp

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN trong quá trình giáo dục học sinh. Để từ đó xây dựng kế hoạch công tác cho GVCN, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình.

b. Nội dung và cách tiến hành

Hiệu trưởng phải xác định GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện lớp học nên họ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Để giúp mọi thành viên trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhận thức đúng về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GVCN lớp, người Hiệu trưởng cần thực hiện:

Hiệu trưởng cần quán triệt mọi chủ trương, đường của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy chế của bộ, sở, phòng GD&ĐT về công tác chủ nhiệm lớp đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Hiệu trưởng phải xác định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp đối với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và quán triệt đến các thành viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp.

Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản liên quan đến công tác quản lý, nâng cao nhận thức và hiểu biết của mình về mọi lĩnh vực quản lý trong nhà trường trong đó có công tác chủ nhiệm lớp đồng thời nắm vững các phương pháp và nghệ thuật sư phạm, từ đó tác động vào nhận thức của GVCN để GVCN nâng cao nhận thức tầm quan trọng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục học sinh.

Trong các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường, Hiệu trưởng cần phổ biến, quán triệt đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp về trách nhiệm, nhiệm vụ của GVCN, ngoài nhiệm vụ của người giáo viên, giáo viên chủ nhiệm còn có thêm các nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Điều lệ trường phổ thông và những nhiệm vụ mang tính đặc thù của loại trường PTDTBT THCS. Từ đó GVCN thấy được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình là cần thiết và nhận thức được vai trò không thể thiếu của công tác quản lý, giáo dục HS.

Hiệu trưởng phải luôn có kế hoạch nhắc nhở, bồi dưỡng nhận thức về tầm quan của công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN; cần triển khai cụ thể cho GVCN những nội dung, công việc cụ thể về công tác chủ nhiệm lớp, qua đó GVCN sẽ nhận thức đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình. Mặt khác, trong quá trình thực hiện công việc chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS, do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, đặc điểm tâm sinh lý HS người dân tộc thiểu số khá phức tạp, bị chi phối bởi nhiều tập tục lạc hậu và sự tác động mặt trái xã hội, người GVCN lớp không thể tránh khỏi những sai lệch trong nhận thức và hành động nếu không có bản lĩnh trong công việc, không yêu nghề, mến trẻ do đó Hiệu trưởng cần luôn quan tâm theo dõi, động viên kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của từng GVCN, giúp họ điều chỉnh hành vi, có vậy mới giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ.

Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, để các GVCN trao đổi với nhau, tìm biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh. Để các buổi hội thảo đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của năm học trước; xác định những ưu điểm, thuận lợi, tồn tại, khó khăn, trong công tác chủ nhiệm lớp để chuẩn bị nội dung thích hợp.

Hiệu trưởng phải thường xuyên tổ chức Hội nghị liên tịch để trao đổi, bàn bạc với GVCN nhằm xây dựng các hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo HS tham gia một cách tích cực, nhiệt tình. Đồng thời nhà trường cần tạo được phong trào thi đua sâu rộng giữa các GVCN để tạo thêm động lực và khích lệ sự cống hiến của những

GV tâm huyết và có nhiều đóng góp đối với phong trào chung của nhà trường.

Hàng năm có thể thông qua đợt tổng kết viết sáng kiến kinh nghiệm, Hiệu trưởng tìm ra sáng kiến kinh nghiệm hay, cử giáo viên trình bày phổ biến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm để mọi người cùng tham khảo học tập. Hoặc có thể chọn ra một số GV có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, báo cáo tham luận trước hội nghị, từ đó trao đổi cho nhau kinh nghiệm quản lý, giáo dục HS. Cũng có thể mời GV ở trường khác có kinh nghiệm đến báo cáo tham luận về công tác chủ nhiệm để mọi người cùng học tập.

Bên cách đó Hiệu trưởng cần kịp thời chấn chỉnh những sai lệnh trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của từng thành viên trong nhà trường đối với công tác chủ nhiệm lớp.

* Lưu ý khi thực hiện và áp dụng

Khi áp dụng, thực hiện biện pháp này cần phải tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất từ Chi bộ Đảng, ban lãnh đạo trường đến toàn thể giáo viên, nhân viên,

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)