Định kỳ kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng công tác

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 82 - 83)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng công tác

tác chủ nhiệm lớp

a. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng cực kỳ quan trọng của người cán bộ quản lý. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là để kiểm chứng xác nhận, công nhận hiệu quả, kết quả việc làm, xác nhận sự đóng góp thành tích của đội ngũ GVCN, đồng thời phát hiện những bất cập, hạn chế để có biện pháp thúc đẩy. Việc kiểm tra đánh giá công bằng, chính xác, khách quan sẽ tạo ra sự hứng thú trong công việc, giúp cho mỗi GVCN tự vươn lên khắc phục thiếu sót của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngược lại sẽ kiềm hãm phong trào thi đua của nhà trường.

b. Nội dung và cách tiến hành

Quản lý xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm

Để kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch, xác định các nội dung quan trọng cần kiểm tra. Nội dung kiểm tra, đánh giá phải có tiêu chí cụ thể, bám sát theo nhiệm vụ của GVCN quy đinh trong Điều lệ trường học và mục tiêu giáo dục của nhà trường, không gây áp lực cho GVCN.

Quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm để ngăn ngừa, tư vấn và thúc đẩy GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp đỡ giáo viên một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi giáo viên, khắc phục hạn chế mặt yếu kém, đồng thời phát hiện những GV làm công tác chủ nhiệm giỏi.

Việc kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm thực hiện định kỳ mỗi năm học 2 lần, vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Có thể gắn việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ, công tác chủ nhiệm với hội thi GVCN giỏi do trường và Ngành giáo dục tổ chức.

Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó hiệu trưởng hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCN.

Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác chủ nhiệm lớp thì phải góp ý chân thành, tránh định kiến; đặc biệt tôn trọng và giữ uy tín cho GV.

Quản lý xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm

Cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm giúp cho GVCN nhận thức đúng ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá, đồng thời xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá tạo được sự thi đua trong toàn trường, tạo được sự công bằng, khách quan, khuyến khích GVCN đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Kiểm tra, đánh giá phải thực chất công bằng, khách quan, không thiên vị, và có tiêu chí đánh giá chuẩn, không gây áp lực và vì sự tiến bộ của đối tượng được đánh giá.

Hiệu trưởng nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá lấy chất lượng, hiệu quả công việc và sự tiến bộ của các cá nhân, tập thể làm đầu.

Khen ngợi, động viên khích lệ kịp thời đối với các GVCN, nhất là những giáo viên có thành tích.

Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên cùng cấp trên địa bàn huyện.

Cần phải công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp. Đánh giá GVCN lớp không chỉ dựa vào những thành tích của lớp chủ nhiệm mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để vực một lớp yếu, trung bình lên khá, tốt; giảm học sinh yếu và học sinh có hạnh kiểm yếu kém.

Hiệu trưởng cần tạo bầu không khí sư phạm thi đua tích cực, mọi thành viên trong nhà trường đều đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, tạo cơ hội phát triển cho tất cả GV và HS.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)