7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó? Kết quả điều tra khảo sát 105 cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My về quản lý việc lập kế hoạch của GVCN thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác của GVCN TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Lập kế hoạch cho năm học 34,3 48,6 17,1 0 3,17 2 Lập kế hoạch cho từng học kỳ 32,3 53,3 14,3 0 3,18 3 Lập kế hoạch cho từng tháng 18,1 25,7 44,8 11,4 2,43 4 Lập kế hoạch cho từng tuần 16,2 22,9 43,8 17,1 2,38
Biểu đồ 2.8. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác của GVCN
Qua thực trạng khảo sát, công tác quản lý việc lập kế hoạch học kỳ, năm học được chú trọng, mức độ thực hiện đạt mức Khá (Điểm trung bình lần lượt là 3,17 và 3,18). Bên cạnh đó, đa số Hiệu trưởng ít quan tâm đến quản lý xây dựng kế hoạch công tác tháng, tuần của GVCN, mức độ thực hiện chỉ đạt mức Trung bình khá (Điểm trung bình lần lượt là 2,43 và 2,38).
Như vậy, quản lý việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất; điều này đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục nói chung, quản lý HS của GVCN nói riêng. Vấn đề đặt ra là Hiệu trưởng và GVCN cần nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lí lớp để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại.
Do đó chúng ta cần xác định lập kế hoạch là chức năng điều kiện quan trọng của người quản lý. Lập kế hoạch hoạt động của GVCN là một yêu cầu, một công việc rất quan trọng. Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi cao sẽ là cơ sở, là tiền đề quyết định đến hiệu quả công việc nói chung, công tác GVCN nói riêng.