Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 51 - 54)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường

Làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục học sinh - nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều

nguồn khác nhau và việc giáo dục toàn diện cho HS đang trở thành nhu cầu cấp thiết. Chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá về mức độ thực hiện công việc của GVCN thông qua phiếu điều tra, quan sát sản phẩm, phỏng vấn cán bộ quản lý, GVCN, học sinh và phụ huynh học sinh về một số nội dung mà qua thực tế GVCN thường xuyên thực hiện, trong đó khảo sát thông qua phiếu điều tra 105 người.

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Nắm tình hình của từng HS 7,6 11,4 75,2 5,7 2,20 2 Tìm hiểu về gia đình HS 4,8 17,1 69,5 8,6 2,18 3 Nắm tình hình của lớp 16,2 28,6 47,6 7,6 2,53 4 Lựa chọn cán bộ lớp 15,2 29,5 50,5 4,8 2,55 5 Tổ chức phong trào thi đua

trong lớp 7,6 14,3 64,8 13,3 2,16 6 Đánh giá hạnh kiểm HS 17,1 34,3 43,8 4,8 2,64 7 Lập kế hoạch hoạt động hàng tuần 23,8 39 35,2 1,9 2,85 8 Lập kh hoạt động hàng tháng 11,4 23,8 60 4,8 2,42 9 Lập kh hoạt động mỗi học kỳ 3,8 10,5 68,6 17,1 2,01 10 Lập kh hoạt động năm học 3,8 18,1 64,8 13,3 2,12 11 Chỉ đạo hoạt động của chi đội

lớp 11,4 22,9 64,8 0,9 2,48 12 Tổ chức hoạt động lao động 20 37,1 42,9 0 2,77 13 Tổ chức sinh hoạt lớp đạt hiệu

quả 7,6 11,4 66,7 14,3 2,12 14 Tổ chức các hoạt động xã hội 1,9 23,8 46,7 27,6 2,00 15 Tổ chức các HDNGLL lên lớp 16,2 22,9 47,6 13,3 2,42 16 Công tác GD HS cá biệt 11,4 20 63,8 4,8 2,38 17 Tổ chức các buổi họp cha mẹ HS 4,8 15,2 77,1 2,9 2,22 18 Phối hợp với GV bộ môn

GDHS 8,6 27,6 60,9 2,9 2,42 19 Phối hợp với lực lượng GD

ngoài nhà trường trong công tác GDHS

Biểu đồ 2.6. Đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Qua quá trình khảo sát thực tế và thống kê ở bảng 2.7 cho thấy việc thực hiện các nội dung công tác GVCN ở các trường PTDTBT THCS chưa đồng đều; điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như khả năng, trình độ, kinh nghiệm, sự tâm huyết, nhiệt tình, tuổi đời, tuổi nghề của riêng mỗi GV. Hầu hết các công việc bên ngoài nhà trường liên quan đến HS như tìm hiểu gia đình HS; tổ chức các hoạt động xã hội; phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường được đánh giá ở mức Trung bình khá (điểm trung bình lần lượt là: 2,18; 2,00 và 2,18). Do thời gian hạn chế, địa bàn đồi núi khó khăn cho việc đi lại, các hoạt động xã hội ít được nhà trường, GVCN quan tâm, chú trọng.

Việc nắm tình hình của từng HS; tổ chức các phong trào thi đua trong lớp; chỉ đạo hoạt động của chi đội; tổ chức sinh hoạt lớp; tổ chức các buổi họp cha mẹ HS các GVCN chỉ thực hiện ở mức Trung bình khá (Điểm trung bình lần lượt là: 2,20; 2,16; 2,48; 2,12; 2,22).

Việc nắm tình hình lớp học; lựa chọn cán bộ lớp; đánh giá hạnh kiểm HS; tổ chức hoạt động lao động đa số GV thực hiện khá tốt, được đánh giá ở mức độ khá (Điểm trung bình lần lượt là: 2,53; 2,55; 2,64 và 2,77).

Qua khảo sát cho thấy công việc lập kế hoạch hoạt động cho mỗi học kỳ và năm học chỉ được đánh giá ở mức Trung bình (Điểm trung bình lần lượt là: 2,01 và 2,12).

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với hoạt động ngoại khóa rất quan trọng trong việc giáo dục HS. Là sự tiếp nối hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tế, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, nhưng đến thời điểm hiện tại, hoạt động này vẫn chưa thực sự

chú trọng, đa phần GV chỉ thực hiện ở mứcTrung binh (Điểm trung bình là 2,42). Thực trạng này cần phải thay đổi, và Hiệu trưởng cần quan tâm hơn trong công tác này vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình giáo dục học sinh và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy trên lớp.

Một trong những công tác quan trọng như công tác giáo dục HS cá biệt củng chỉ đạt mức độ Trung binh (Điểm trung bình là:2,38). Đây là thách thức của mỗi người GVCN, đòi hỏi người GVCN phải có nghệ thuật riêng; cũng là vấn đề của nhà quản lý trong việc tập huấn, nắm bắt năng lực từng GV trong trường để lựa chọn các GV làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi như đã nói, không có HS hư, chỉ có những HS chưa ngoan; giáo dục được một HS chưa ngoan sẽ là một thành công, hạnh phúc lớn lao của mỗi người GVCN khi đến với nghề. Làm được như thế, đòi hỏi người GVCN phải tâm huyết, yêu nghề, hết sức gần gủi, có sự phối, kết hợp tốt với tập thể lớp, phối hợp tốt với các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)