Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 59 - 62)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp

Để tìm hiểu thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi đã khảo sát 105 CBQL và giáo viên, kết quả như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Quản lý môi trường xã hội tốt,

ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến HS

25,7 54,3 20 0 3,06

2 Tổ chức xây dựng kỷ cương, nề

nệp truyền thống nhà trường 55,2 39 5,7 0 3,49 3 Phối hợp với Hội phụ huynh

quản lý HS ngoài giờ lên lớp 18,1 25,7 39 17,1 2,45 4 Tổ chức bồi dưỡng nội dung,

phương pháp giáo dục HS cho GV theo tinh thần đổi mới

24,8 58,1 17,1 0 3,08

5 Phân công hợp lý, tạo điều kiện thời gian cho GV làm tốt công tác chủ nhiệm

25,7 61 13,3 0 3,12

6 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục

26,7 58,1 15,2 0 3,11

7 Thực hiện tốt các chế độ chính sách thúc đẩy sáng kiến cải tiến công tác chủ nhiệm

20 48,6 24,7 6,7 2,82

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp đã được các trường quan tâm, trong đó nội dung: Tổ chức xây dựng kỷ

cương, nề nệp truyền thống nhà trường được đát giá mức Tốt (Điểm trung bình: 3,49). Các nội dung khác: Quản lý môi trường xã hội tốt, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến HS; Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp giáo dục HS cho GV theo tinh thần đổi mới; Phân công hợp lý, tạo điều kiện thời gian cho GV làm tốt công tác chủ nhiệm; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục; Thực hiện tốt các chế độ chính sách thúc đẩy sáng kiến cải tiến công tác chủ nhiệm đều được đánh giá ở mức Khá (Điểm trung bình lần lượt là: 3,06; 3,08; 3,12; 3,11 và 2,82). Chỉ có nội dung Phối hợp với Hội phụ huynh quản lý HS ngoài giờ lên lớp được đánh giá mức độ Trung bình (Điểm trung bình 2,45), nguyên nhân chủ yếu do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, địa hình đồi núi... nên sự quan tâm thường xuyên, tích cực của cha mẹ học sinh đến việc giáo dục con cái của phụ huynh ít được quan tâm.

Qua đó cán bộ quản lý các đơn vị trường cần quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng nội dung và phương pháp giáo dục học sinh theo tinh thần đổi mới, việc phân công công tác cần hợp lý, tạo điều kiện về thời gian và có chế độ chính sách đãi ngộ riêng cho GVCN, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt cần có giải pháp tối ưu để phụ huynh học sinh quan tâm đến công tác giáo dục HS.

2.4.6. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý. Kiểm tra, đánh giá phải trở thành công việc thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động giáo dục có hiệu quả, đạt chất lượng cao. Chúng tôi tiến hành khảo sát 105 CBQL và giáo viên đối với thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu

1 Kiểm tra, đánh giá cả năm học 20 64,8 15,2 0 3,05 2 Kiểm tra, đánh giá theo học kỳ 18,1 61,9 16,2 3,8 2,94 3 Kiểm tra, đánh giá theo tháng 14,3 24,8 48,6 12,4 2,41 4 Kiểm tra, đánh giá theo tuần 10,5 25,7 43,8 20 2,27 5 Kiểm tra, đánh giá theo từng

Biểu đồ 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có hai nội dung: Kiểm tra, đánh giá cả năm học; Kiểm tra, đánh giá theo học kỳ được đánh giá ở mức Khá (Điểm trung bình là: 3,05 và 2,94). Các nội dung còn lại như: Kiểm tra, đánh giá thao tháng; Kiểm tra, đánh giá theo tuần; Kiểm tra, đánh giá theo từng mặt công tác chỉ được đánh giá mức Trung bình khá (Điểm trung bình lần lượt là: 2,41; 2,27; 2,08).

Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp theo tháng, theo tuần, theo từng mặt công tác sẽ có tác dụng uốn nắn, điều chỉnh những sai sót kịp thời; kiểm tra, đánh giá học kì, theo năm học ngoài tác dụng trên còn giúp Hiệu trưởng có được những căn cứ quan trọng để đánh giá năng lực của đội ngũ GVCN lớp, đúc rút kinh nghiệm cần thiết, qua đó phát huy tác dụng của công tác kiểm tra nội bộ trường học, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

Bảng 2.14. Việc xử lý của CBQL sau khi kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) trung Điểm bình

Tốt Khá Trung bình Yếu

1 Khen, biểu dương những thành tích, những chuyển biến tích cực

27,6 52,4 15,2 4,8 3,03

2 Phê bình những hạn chế, khuyết điểm, những tồn tại kéo dài

22,8 46,7 20 10,5 2,82

3 Bàn bạc, hướng dẫn tìm giải pháp giải quyết khó khăn

16,2 24,7 48,6 10,5 2,47

4 Cử giáo viên có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ GVCN việc khắc phục các tồn tại, khuyết điểm

Biểu đồ 2.10. Việc xử lý của CBQL sau khi kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xử lý của cán bộ quản sau khi kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp thực hiện không đồng bộ. Hai nội dung: Khen, biểu dương những thành tích, những chuyển biến tích cực; Phê bình những hạn chế, khuyết điểm, những tồn tại kéo dài được đánh giá ở mức Khá (Điểm trung bình là: 3,03 và 2,82); Hai hội dung: Bàn bạc, hướng dẫn tìm giải pháp giải quyết khó khăn; Cử giáo viên có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ GVCN việc khắc phục các tồn tại, khuyết điểm chỉ được đánh giá ở mức Trung bình (Điểm trung bình là: 2,47 và 1,95).

Như vậy đa số cán bộ quản lý chú trọng việc biểu dương thành tích, những chuyển biến tích cực, bên cách phê bình những hạn chế, khuyết điểm, những tồn tại mà chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn tìm giải pháp giải quyết khó khăn và giúp đỡ GVCN việc khắc phục các tồn tại, khuyết điểm.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)