7. Phương pháp nghiên cứu
1.6.2. Các yếu tố khách quan
- Tuy nhiều văn bản pháp quy, cùng với các quy định chung về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông, Bộ GD&ĐT có nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN, về nội dung công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường (Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017; Thông tư số 14/208/TT-BGDĐT ngày 22/7/2018; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018). Ngoài những văn bản đã nêu, Bộ GD&ĐT có nhiều văn bản pháp quy ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT, trong đó có quy định về nhiệm vụ của GV, bao gồm GVCN ở các trường này (Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010; Thông tư số 30/2015/TT- BGDĐT ngày 11/12/2015). Tuy nhiên, có thể thấy vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Sự quan tâm trong chỉ đạo công tác này còn chưa nhiều.
- Trình độ đào tạo, năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT THCS có thể còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung của các trường khu vực đồng bằng, thành phố. Do đó việc triển khai các hoạt động đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS nói riêng ở các trường này còn có những bất cập khó được khắc phục.
- Điều kiện kinh tế - xã hội ở các khu vực có trường PTDTBT hiện nay nhìn chung còn nhiều khó khăn. Không ít trường hợp phụ huynh HS chỉ quan tâm đến việc làm nương rẫy, gần như phó mặc cho nhà trường việc giáo dục con cái. Do vậy, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục HS khó đạt được hiệu quả mong đợi. Các yếu tố địa hình, dân cư ở vùng sâu, vùng xa củng ảnh hưởng nhiều đến công tác phối hợp này.
- Tệ nạn xã hội không chỉ ở nơi trường đóng, mà cả nơi cư trú của HS và gia đình là một trở ngại không nhỏ đối với công tác giáo dục. GVCN có thể gặp những tình huống phức tạp rất khó giải quyết, có những trường hợp trò ngoan trợ thành HS cá biệt chỉ sau một kỳ nghỉ, khi được về nhà với gia đình.
- Nguồn lực tài chính dành cho các hoạt động giáo dục ở các trường PTDTBT THCS còn hạn chế. Do vậy, GVCN khó tổ chức được các hoạt động xã hội, văn, thể, mỹ phong phú để giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của HS như kỳ vọng.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 luận văn đã làm rõ các khái niệm chính của đề tài: quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường; công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Lý luận về công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân; vị trí, vai trò của công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS; nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDTBT THCS và yêu cầu chung đối với GVCN trong các nhà trường này.
Từ nhận thức chung về các vấn đề lý luận nêu trên, trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu liên quan, luận văn đã phân tích các nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS, bao gồm: Quản lý phân công GV làm công tác chủ nhiệm lớp; quản lý mục tiêu, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; quản lý thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm lớp; quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp.
Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận để dựa vào đó tác giả luận văn sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất các biện pháp quản lý theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NAM TRÀ MY,