Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29 - 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THPT

Giáo viên là nhân vật then chốt của quá trình giáo dục, bởi lẽ hơn ai hết họ là người trực tiếp làm việc với HS, cha mẹ các em và cộng đồng nơi các em sinh sống. Vì vậy, theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc yêu cầu đặt ra cho người GV của thế kỷ XXI phải là: “Người GV sáng tạo - Người GV làm việc có hiệu quả ”.

Trong giai đoạn hiện nay, GV THPT trước hết phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng; là người lao động sáng tạo, năng động, có tâm hồn. Mọi hoạt động của người GV THPT không chỉ khép kín trong trường THPT mà người GV THPT phải biết dung hòa các mối quan hệ xã hội, GV là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bầu không khí dân chủ, thiết lập các quan hệ xã hội công bằng, tốt đẹp trong lớp học, trong nhà trường, từ đó góp phần vào việc xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Từ những phân tích trên, những yêu cầu đối với người GV THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì trước hết người GV THPT phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

Theo Điều 6 của Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16/09/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập hạng III, mã số V.07.05.15 quy định về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối

với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

+ Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông;

+ Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học phổ thông;

+ Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học phổ thông;

+ Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;

+ Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;

+ Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

+ Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Căn cứ vào Luật viên chức, Luật giáo dục, Điều lệ trường THPT, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì yêu cầu về đổi mới chương trình sách giáo khoa thì ĐNGV THPT trong giai đoạn hiện nay cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:

a) Yêu cầu về phẩm chất

- Yêu cầu về thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị.

Đặc trưng về phẩm chất chính trị của ĐNGV là phải biết yêu nước, trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội; phải được hiểu biết có hệ thống học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối GD của Đảng và Nhà nước. Biết gắn niềm tin cách mạng với niềm tin nghề nghiệp, từ đó có thái độ tích cực với hoạt động sư phạm, có nguyện vọng bền vững, ổn định, muốn gắn bó cả cuộc đời mình vì sự nghiệp giáo dục. Có tinh thần phục vụ cách mạng, nhạy bén với tình hình của đất nước, của địa phương; có tầm nhìn xa về sự phát triển của đơn vị, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Thế giới quan khoa học là thành tố nền tảng, định hướng, thái độ, hành vi ứng xử của GV trước các vấn đề của thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp.

Trong đó, niềm tin vào chế độ XHCN và tư tưởng nhân văn XHCN là những yếu tố cơ bản của con người mới nói chung và mỗi GV nói riêng.

- Yêu cầu về thái độ tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với học sinh

Người GV cần có tình cảm và lý tưởng nghề sư phạm, phải yêu nghề, coi việc làm GV là một hoài bão, có sự say mê nghiên cứu học tập để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; thương yêu HS, chăm sóc, tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả HS.

- Yêu cầu về phẩm chất nhà giáo

Yêu cầu về phẩm chất nhà giáo đối với người GV cần có đạo đức nhà giáo và phong cách nhà giáo; là phải có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh; có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp; có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; biết chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo; phải là người gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định của Ngành; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người GV; chân thật, lịch sự trong giao tiếp và đúng mực trong ứng xử. Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh; biết hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

b) Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ

- Yêu cầu về trình độ: Tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên (nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác về một chuyên ngành có giảng dạy trong chương trình THPT thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm); có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GDĐT. Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; biết hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm (kỹ năng dạy học - giáo dục) + Kỹ năng điều hành, tổ chức.

Người GV THPT không chỉ là người đóng vai trò truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn cho các hoạt động tìm tòi, khám phá, sáng tạo của HS, giúp HS tự lực chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, dân tộc, hình thành kĩ năng và các phẩm chất chính trị, đạo đức.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch về định hướng giá trị, GV THPT phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở HS về cảm xúc, hành vi, thái độ, đảm bảo người học làm chủ được việc học và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng.

+ Năng lực đổi mới phương pháp dạy học.

kiểu dạy tập trung vào vai trò của HS và hoạt động học, người GV phải đổi mới phương pháp dạy học; từ cách dạy thông báo, giải thích sang cách dạy hoạt động tìm tòi, khám phá, hướng dẫn học sinh biết khai thác, chủ động tham gia các hoạt động học và nghiên cứu, biết cách hoạt động nhóm. Trong năng lực đổi mới phương pháp dạy học, GV phải có khả năng cập nhật và nghiên cứu, vận dụng những phương pháp dạy học mới, tích cực; biết phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống, hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng cập nhật tri thức khoa học và chuyên ngành hiện đại.

Những kiến thức được nhà trường chuyển giao cho người học chỉ là những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Hơn nữa, hiện nay thế giới đang ở trong quá trình của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 và đã tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại ngày một khổng lồ mà đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải tiếp cận liên tục, thường xuyên. Vì vậy học là công việc suốt đời của bất kì ai; đối với người đi dạy, điều đó lại càng quan trọng hơn.

Điểm khác nhau cơ bản là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề. Những kĩ năng đó một phần được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào quá trình tự học sau khi ra trường. Tuy nhiên, tự học không phải là một năng lực có sẵn. Kỹ năng tự học cần phải được hình thành và bồi dưỡng trong suốt quá trình học tập và quá trình công tác thực tiễn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể được thực hiện ở từng cá nhân, ở các địa điểm khác nhau và không nhất thiết người dạy truyền tải kiến thức trực tiếp. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kì mọi nơi, mọi lúc thông qua hệ thống công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội hay truyền hình. Khi đó kĩ năng tự học càng trở nên quan trọng và người giáo viên phải là người trước hết biết tự học.

+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và có khả năng sử dụng các phần mềm dạy học cũng như biết cách khai thác mạng Internet phục vụ cho công việc giảng dạy của mình.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá và hoạt động trải nghiệm, phát triển năng lực của người học. Sự bùng nổ thông tin nên có nhiều kiến thức, hiện tượng mới lạ được đăng tải trên mạng xã hội hoặc các kênh thông tin đại chúng, từ đó học sinh băn khoăn khi các em tiếp xúc với các nguồn thông tin đó và có nhiều ý kiến khác nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá. Vì vậy, GV THPT không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo mà internet là nguồn thông tin không thể thiếu của những người làm nghề dạy học.

Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, việc khai thác thông tin từ internet và sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho dạy học không thể thiếu đối với mỗi GV. Rõ ràng, kĩ năng làm việc với máy tính trở thành kĩ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả GV. Phải để cho máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen văn hoá đối với mỗi GV.

+ Năng lực giải quyết vấn đề.

Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo” mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống.

Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Có như vậy HS mới khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Để làm được điều đó, chính GV là những người phải có khả năng giải quyết vấn đề tốt.

+ Kỹ năng hợp tác.

Một trong 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng là “học để cùng chung sống”. Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian nhờ vào công nghệ thông tin, nhiều giá trị nhân bản phổ biến đã trở thành nét chung của các dân tộc.

Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó có thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại ngày nay đứng ngoài quỹ đạo của việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa, chống khủng bố... Trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được bồi dưỡng ở từng GV để rồi chính họ sẽ truyền dạy cho HS của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)