Khái quát về quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT, quản lý đội ngũ giáo viên THPT của Hiệu trưởng trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo các yêu cầu đối với giáo viên bậc THPT như phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá.

Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của CBQL và giáo viên về sự cần thiết phải quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Sự tham gia vào quá trình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT của cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường.

Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của việc đề ra các giải pháp để quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Để đánh giá tính chính xác và khách quan của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra giải pháp có tính khả thi trong việc quản lý phát triển ĐNGV THPT; về cơ sở lý luận tác giả tìm hiểu, nghiên cứu lý luận, tham khảo những đề tài nghiên cứu có nội dung tương tự để xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu này; về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT tác giả phỏng vấn CBQL các trường THPT dựa trên bộ phiếu hỏi và phiếu điều tra xin ý kiến đối với ĐNGV, phỏng vấn, lấy ý kiến của lãnh đạo các phòng ban trực thuộc Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam; cán bộ quản lý có kinh nghiệm; đối với các biện pháp đề xuất để quản lý phát triển đội ngũ GV THPT tác giả dùng phiếu xin ý kiến đối với CBQL và ĐNGV THPT trên địa bàn khảo sát.

thực trạng quản lý phát triển ĐNGV THPT bằng cách quy 4 mức độ Tốt - Khá - Trung bình - Yếu hoặc rất thường xuyên - thường xuyên - đôi khi - không thường xuyên tương ứng số điểm 4 - 3 - 2 - 1; ở các biện pháp đề xuất có 3 mức độ tương ứng với số điểm 3 - 2 - 1.

Ở 4 mức độ thì thang điểm được tính như sau: x = (n1 * 4 + n2 * 3 + n3 * 2 + n4) / n; trong đó: x : giá trị trung bình.

n : số mẫu được khảo sát.

n1, n2, n3, n4: số mẫu ở từng mức tương ứng số điểm 4-3-2-1 và n1 + n2 + n3 + n4 = n

Ở 3 mức độ thì thang điểm được tính như sau:

x = (n1 * 3 + n2 * 2 + n3) / n; trong đó: x : giá trị trung bình.

n : số mẫu được khảo sát.

n1, n2, n3: số mẫu ở từng mức tương ứng số điểm 3-2-1 và n1 + n2 + n3 = n

2.1.4. Tổ chức khảo sát

- Địa điểm khảo sát: Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam và 06/06 trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

- Đối tượng phỏng vấn và khảo sát gồm: + CBQL các trường THPT: 15 người. + Giáo viên các trường THPT: 142 người.

+ Và tiến hành điều tra, phỏng vấn CBQL các phòng ban chuyên môn của Sở GDĐT Quảng Nam (11 người).

2.2. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và giáo dục bậc THPT của các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số

Các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam gồm có 03 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang, nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Nam giáp: huyện Đại Lộc, huyện Quế Sơn huyện Phước Sơn và tỉnh Kom Tum; phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum; phía Đông giáp: giáp với huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Tổng diện tích tự nhiên là 3558,48 km2 với 31 xã và 02 Thị trấn (huyện Tây Giang chưa thành lập Thị trấn); dân số hơn 69.585 người với đa thành phần dân tộc anh em như dân tộc Cơtu, Gié Triêng, Kinh, Thái, Tày, Nùng ... Mật độ dân số khoảng 19,6 người / km2. Cụ thể:

Huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Đơn vị hành chính Nam Giang 1842,88 24.469 13,3 11 xã, 1 thị trấn Đông Giang 812,63 25.116 30,9 10 xã, 1 thị trấn Tây Giang 902,97 20.018 22,2 10 xã Tổng cộng 3558,48 69.603 19,6 31 xã, 2 thị trấn

Do điều kiện là các huyện miền núi vùng cao nên địa hình có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn; giao thông huyết mạnh chính là quốc lộ 14G từ Thành phố Đà Nẵng lên huyện Đông Giang và đường trường Sơn hùng vĩ từ tỉnh Thừa Thiên Huế qua huyện Tây Giang - Đông Giang - Nam Giang rồi đến huyện Phước Sơn lên tỉnh Kon Tum.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Địa hình của khu vực chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng; sông suối nhiều, thường mưa nhiều, kéo dài và rét vào mùa đông, thường bắt đầu từ tháng 9 dương lịch hằng năm.

Kinh tế của khu vực chủ yếu dựa vào Nông - Lâm nghiệp - Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và dịch vụ, từng bước chuyển dịch sang hướng thương mại - dịch vụ, du lịch; đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập còn thấp.

Văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng lên; hạ tầng giao thông ngày được hoàn thiện đảm bảo xe ô tô đến thôn được vào mùa mưa; An ninh Quốc phòng của khu vực trong những năm qua được giữ vững, tuyến biên giới Việt- Lào được củng cố tăng cường (Hiện có 06 Đồn Biên phòng đóng quân trên vùng Biên giới đó là các Đồn Biên phòng 653, 657, 661 thuộc huyện Nam Giang, Đồn Biên phòng 645, 649, 651 thuộc huyện Tây Giang). Có hai cửa khẩu giao thương với nước CHDCND Lào tại huyện Nam Giang và huyện Tây Giang do đó tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định; công tác quan hệ với các huyện của nước bạn Lào giáp ranh với huyện Tây Giang và huyện Nam Giang được tăng cường và giữ vững, thường xuyên giao ban, phối hợp với các lực lượng chức năng của nước bạn Lào tổ chức tuần tra song phương, kiểm tra, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới.

2.2.3. Tình hình giáo dục THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam Nam

2.2.3.1. Quy mô trường lớp, học sinh

Mạng lưới các cấp học, ngành học được Sở GDĐT cũng như địa phương quan tâm đầu tư và bố trí tương đối hợp lý theo địa bàn phân bố dân cư. Quy mô giáo dục trung học phổ thông ngày càng được củng cố và phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập của con, em đồng bào các dân tộc trên địa các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam, tính đến thời điểm hiện nay mỗi huyện có 02 trường THPT; công tác tuyển sinh

vào lớp 10 hằng năm thực hiện đảm bảo quy định phân luồng sau THCS nên quy mô số lớp và học sinh giảm.

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh bậc THPT các trường miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam Năm học Số trường Lớp Số học sinh TC 10 11 12 TC 10 11 12 2016-2017 5 71 30 20 19 2533 993 781 759 2017-2018 5 71 28 22 21 2426 901 780 745 2018-2019 6 69 24 24 21 2281 793 766 722 2019-2020 6 68 26 21 21 2292 851 725 716

(Nguồn: số liệu do Sở GDĐT Quảng Nam cung cấp)

Qua số liệu của bảng 2.1, số trường tăng lên 01 trường, số lớp và số học sinh giảm dần theo từng năm. Số học sinh giảm là do công tác tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm giảm tỷ lệ tuyển sinh qua từng năm theo Đề án phân luồng học sinh sau THCS (năm học 2016-2017 tuyển 95% học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn các huyện miền núi, năm học 2017-2018 tuyển sinh 90%, năm học 2018-2019 tuyển sinh 85%, năm học 2019-2020 tuyển sinh 85%).

Bảng 2.2. Trường, lớp, số lượng học sinh bậc THPT năm học 2019-2020

Số TT Tên trường Tổng số HS Số lớp HS nữ HS Dân tộc thiểu số Số lượng Tỷ lệ (%) 1 THPT Âu Cơ 444 14 241 343 77,3 2 THPT Quang Trung 420 12 235 375 89,3 3 THPT Nam Giang 486 13 253 350 72,0

4 THPT Nguyễn Văn Trỗi 349 12 179 343 98,3

5 THPT Võ Chí Công 263 7 136 262 99,6

6 THPT Tây Giang 330 10 175 306 92,7

Tổng 2292 68 1219 1979 86,3

(Nguồn: số liệu do Sở GDĐT Quảng Nam cung cấp)

Từ bảng 2.2. cho thấy, năm học 2019-2020 các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam có 06 trường, 68 lớp và 2292 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao 86,3% (1979 học sinh). Với đặc thù có đa số học sinh người dân tộc thiểu số, địa hình giao thông đi lại khó khăn, đồi dốc lớn nên tất cả các trường trong khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam tổ chức mô hình nội trú, tổ chức chăm lo đời sống, sinh hoạt, ăn ở và học tập cho tất cả những học sinh có nhà ở xa trường, chế độ của các em được thực hiện theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông

ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và Quyết định số 3978/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về chính sách hỗ trợ đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2021.

2.2.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho làm việc và dạy học có bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật tại các trường THPT miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam

Năm học Tổng số phòng học Số phòng học kiên cố Số phòng học bộ môn Phòng thư viện Phòng thiết bị đồ dùng dạy học Phòng truyền thống Phòng làm việc của Ban giám hiệu Phòng họp 2016-2017 67 67 14 2 7 3 28 5 2017-2018 67 67 14 2 7 3 28 5 2018-2019 79 79 14 4 10 3 31 6 2019-2020 74 74 14 4 10 3 31 6

(Nguồn: số liệu do các trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam cung cấp)

Nhìn chung trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2019, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho ngành giáo dục của tỉnh Quảng Nam nói chung và các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam nói riêng đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm và đầu tư; các trường đã chủ động và tích cực đầu tư xây dựng trường, lớp khang trang, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, tích cực khai thác mọi nguồn lực để xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hoá. Theo bảng số liệu, đến nay hầu hết các trường đều có số phòng học đáp ứng cho dạy học một buổi, số phòng bộ môn cơ bản các trường đều có và đáp ứng được cho việc tăng cường sử dụng thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học, phòng làm việc của Ban giám hiệu đảm bảo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong những năm gần đây được trang bị đầy đủ, tương đối đảm bảo để phục vụ cho công tác dạy, học và đã được cải thiện đáng kể so với trước đây.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhà trường được tăng cường, 100% trường học có kết nối mạng Internet, được trang bị thiết bị hệ thống máy vi tính cho học môn Tin học và làm việc của ĐNGV, cán bộ quản lý.

Tuy nhiên, vẫn còn có trường chưa đủ phòng học chức năng, thư viện và các phương tiện dạy học hiện đại góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2.3.3. Chất lượng giáo dục

và nâng cao chất lượng giáo dục toàn tỉnh, giáo dục bậc trung học nói chung và giáo dục trung học phổ thông các huyện miền núi nói riêng, vì vậy kết quả học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh ngày một cao hơn. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục (hạnh kiểm và học lực) của học sinh THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 được nêu ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Chất lượng hai mặt giáo dục các trường THPT miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2017 đến 2018-2019

Năm học Tổng số học sinh Hạnh kiểm (tỷ lệ%) Học lực (tỷ lệ%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) 2016-2017 2568 74,3 19,8 5,1 0,8 1,7 19,4 68,7 9,0 1,2 2017-2018 2413 78,3 16,7 4,1 0,8 1,6 24,7 65,9 7,0 0,8 2018-2019 2274 77,0 16,1 6,5 0,5 2,3 29,9 62,1 5,1 0,6

(Nguồn số liệu do Sở GDĐT Quảng Nam cung cấp)

Qua số liệu của bảng 2.4 ta thấy: chất lượng giáo dục đại trà bậc THPT của khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đã có những dấu hiệu tích cực, ngày càng được nâng lên và đi vào thực chất. Tuy nhiên vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ; chất lượng mũi nhọn, tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp và tăng chậm (từ 1,7% năm học 2016-2017 lên 2,3% năm học 2018-2019), tỷ lệ học sinh kém giảm nhưng vẫn còn (năm học 2018-2019 còn 0,6%).

Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh hơn nữa các yếu tố thúc đẩy nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo học sinh, mà một trong các yếu tố hết sức quan trọng là công tác phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề cần phân tích là tình hình học sinh THPT bỏ học, lưu ban. Ngoại trừ số học sinh giảm chủ yếu do bỏ học, những kết quả về chất lượng giáo dục đã có sự phù hợp nhất định so với tỷ lệ học sinh lưu ban, tốt nghiệp THPT hàng năm.

học sinh lưu ban, học sinh học học được thể hiện qua bảng 2.5. sau đây:

Bảng 2.5. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh lưu ban, tỷ lệ học sinh bỏ học các trường THPT miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2017 đến 2018-2019

Năm học Tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp (%) Tỷ lệ học sinh lưu ban (%) Tỷ lệ học sinh bỏ học (%)

2016-2017 96,8 20,4 10,2

2017-2018 96,1 7,9 8,7

2018-2019 80,3 4,0 5,7

(Nguồn số liệu do số liệu do Sở GDĐT Quảng Nam cung cấp)

Qua bảng số liệu 2.5. cho thấy, năm học 2018-2019 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 80,3%, tỷ lệ lưu ban là 4,0% và bỏ học là 5,7% và được đánh giá là thực chất. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cũng đã giảm theo từng năm, từ 96,8% năm 2017 còn 80,3% năm 2019; tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học tuy có giảm mạnh nhưng vẫn còn khá cao, đây là một thách thức lớn đối với các trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Thực trạng này đòi hỏi người quản lý phải tăng cường các biện pháp để giải quyết vấn đề, trong đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao chất

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)