Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa trên năng lực

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 77 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa trên năng lực

giáo viên phải đạt được các tiêu chuẩn cơ bản đó là: Phẩm chất tư tưởng, chính trị; kiến thức, kĩ năng sư phạm, các yêu cầu về phẩm chất, năng lực về chuyên môn của GV THPT trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tất yếu họ phải được học, phải được đào tạo, phải được phát hiện và tuyển chọn đúng quy trình, phải có chính sách sử dụng thoả đáng; phải biết phát huy tối đa năng lực tự học.

Các đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội trong nhà trường phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về lập trường quan điểm, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV, động viên cán bộ, giáo viên ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong từng năm học.

Để thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả cao, cần phải có sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của Sở GDĐT, các cấp ủy Đảng; bên cạnh đó cần có sự tích cực từ phía CBQL các trường THPT, sự phối hợp của các đoàn thể trong nhà trường và sự nhận thức của đội ngũ giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của công tác xây dựng, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa trên năng lực lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho ĐNGV nhận thức được chuẩn hóa năng lực dựa trên năng lực là nội dung rất cần thiết trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, mỗi GV cần phải nắm chắc, nắm kỹ nội dung yêu của chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông để có kế hoạch tự chuẩn hóa, phát triển năng lực của cá nhân.

Quản lý phát triển GV THPT dựa trên năng lực giúp ĐNGV THPT nhận thức đúng năng lực, phẩm chất của bản thân và có định hướng, kế hoạch tự hoàn thiện bản thân mình theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, nội dung này không nằm ngoài việc phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV là nền tảng của chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc quản lý phát triển ĐNGV theo năng lực và chuẩn nghề nghiệp là một trong những nội dung cần thiết và cấp bách để kịp thời thực hiện nội dung chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Quản lý phát triển ĐNGV THPT dựa trên năng lực giúp cho ĐNGV đảm bảo chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng

lực sử dụng tin học, ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh, năng lực làm việc nhóm, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Sở GDĐT xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV THPT một cách tổng thể theo giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 để trình cho HĐND và UBND tỉnh phê duyệt để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện. Ngoài ra cần xây dựng riêng một đề án quản lý phát triển ĐNGV THPT các huyện miền núi để có cơ sở và nguồn lực phát triển ĐNGV ở những vùng này.

Sở GDĐT chỉ đạo cho các trường THPT rà soát về số lượng, chất lượng ĐNGV theo đề án vị trí việc làm và chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; tham mưu cho Sở GDĐT có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng số GV chưa đạt yêu cầu chung.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành kế hoạch quản lý phát triển ĐNGV THPT nói chung và các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam nói riêng; kế hoạch cần phân chia từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, kèm theo các nguồn lực để thực hiện phát triển ĐNGV THPT dựa trên năng lực và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Sở GDĐT chỉ đạo các trường THPT tự rà soát, đánh giá về chất lượng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GV THPT và chức danh nghề nghiệp để xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của trường và của cá nhân GV, yêu cầu GV phải có kế hoạch tự bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo theo chuẩn nghề nghiệp.

Hiệu trưởng các trường có kế hoạch cụ thể trong việc rà soát, đánh giá chất lượng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng kế hoạch tham mưu cho Sở GDĐT để quản lý phát triển ĐNGV của trường theo chuẩn nghề nghiệp, nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tăng cường công tác đánh giá định kỳ để yêu cầu mỗi GV có kế hoạch tự bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Sở GDĐT khi thực hiện công tác quy hoạch, cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình dự báo đó là:

- Dự báo nhu cầu về ĐNGV THPT.

- Dự báo số lượng HS theo mục tiêu của kế hoạch phát triển GD THPT của tỉnh và từng huyện, thị, thành phố.

- Dự báo theo sự phát triển quy mô cơ cấu dân số.

- Dự báo sự biến động về nhân sự có thể xảy ra trong thời gian từ 3 đến 5 năm về số lượng GV THPT như: số GV về hưu, số GV thuyên chuyển, số GV được bổ nhiệm CBQL.

thường xuyên. Trong quy hoạch, tạo nguồn, chúng ta phải xác định hai nguồn cán bộ chính đó là:

- Nguồn tại chỗ: gồm những giáo viên giỏi các cấp, các GV được phân công đảm nhận Tổ trưởng Chuyên môn, Chủ tịch công đoàn cơ sở, Bí thư Đoàn trường, có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giảng dạy, đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng các tiêu chuẩn của vị trí quy hoạch nguồn. Đây là nguồn cán bộ trước mắt để chúng ta tiến hành lựa chọn.

- Nguồn cán bộ từ xa: Muốn có đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ kiến thức, chuyên môn vững vàng thì phải tạo nguồn từ xa. Nguồn này từ đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn giỏi được quần chúng tín nhiệm, sau đó đưa vào bố trí công tác theo nguyên tắc từ thấp đến cao, phù hợp với khả năng, sở trường và trình độ giáo viên.

Để đảm bảo công tác giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục khác, nhất là các trường ở miền núi có học sinh ở nội trú phải quản lý và chăm sóc. Sở GDĐT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy hoạch cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu như sau:

Về số lượng: đảm bảo tỷ lệ giáo viên trường lớp như Bộ GDĐT quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập. Cụ thể là 2,25 giáo viên / lớp (hiện nay tỉnh Quảng Nam mới bố trí 2,15 GV/lớp).

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 77 - 79)