9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía
miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về yêu cầu của đổi mới giáo dục đối với năng lực và phẩm chất người GV THPT
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Ngay phần mở đầu của Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên đã khẳng định: “Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Ngày 26/12/2018, Bộ GDĐT đã Ban hành chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, cũng đã nêu mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cần phải đạt được kể cả học sinh và ĐNGV.
Muốn hành động đúng bắt buộc phải có nhận thức đúng vì nhận thức là cơ sở của hành động. Do đó, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ GV cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý phát triển đội ngũ GV với sự phát triển chung của nhà trường, của ngành giáo dục; làm cho mọi thành viên hiểu việc xây dựng đội ngũ GV không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người; mỗi GV thấy rõ được vai trò, nhiệm vụ của mình để tu dưỡng, học tập, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, cùng tập trung đoàn kết xây dựng đội ngũ GV ngày một lớn mạnh để phục vụ cho sự nghiệp chung, góp phần thực hiện nhiệm vụ và tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ GV THPT còn đóng vai trò mở đường, tạo tiền đề cho việc thực hiện các nhóm biện pháp khác.
Do vậy, việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT là hết sức cần thiết và quan trọng. Vì họ là lực lượng nòng cốt, trụ cột và là người quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của cấp học và định hướng nghề nghiệp cho người học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Tổ chức học tập, quán triệt về mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình, nâng cao năng lực và phẩm chất của người GV THPT theo yêu cầu đối với ĐNGV THPT và coi đây là việc làm thường xuyên để tạo nền tảng tư tưởng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý phát triển đội ngũ GV.
Nội dung học tập gồm: các Luật, Pháp lệnh, Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; các văn bản quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp của GV THPT. Tổ chức cho toàn thể cán bộ, GV học tập, nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT về Ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16/09/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông nhằm giúp GV THPT tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về giáo dục, nhất là Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, Nghị quyết số 88/2014/NQ-QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT thành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện trong từng thời điểm thích hợp. Triển khai kế hoạch hành động cụ thể cho GV, từ đó từng cá nhân thấy được tầm quan trọng của việc quản lý phát triển đội ngũ để có hướng phấn đấu, rèn luyện vươn lên.
Thông tin, công khai kịp thời về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ GV THPT ở từng trường và toàn tỉnh nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý GD nắm bắt và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý phát triển đội ngũ GV THPT được kịp thời và hiệu quả, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo.
Làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong cha mẹ học sinh và nhân dân về chủ trương, nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Cần chú trọng chăm lo xây dựng đội ngũ phải bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên THPT về truyền thống yêu nước, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và công tác giáo dục và đào tạo nói riêng, phải xem nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Có được như thế đội ngũ giáo viên mới toàn tâm, toàn ý gắn bó với nghề, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch và lộ trình triển khai quán triệt, tuyên truyền đến CBQL, ĐNGV, phụ huynh học sinh và nhân dân về chủ trương, nội dung một cách đầy đủ, nghiêm túc các văn bản về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình thích hợp để chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó cần có cụ thể, chi tiết các nguồn lực để triển khai thực hiện.
Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch để triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển giáo dục; các văn bản của Ngành về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhất là Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT; các văn bản của UBND tỉnh về định hướng phát triển GDĐT của tỉnh; Nghị quyết số 162/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; Kế hoạch số 371/KH-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 25/4/2014 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đồng thời yêu cầu các cơ sở GD xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện, tổ chức, triển khai đến ĐNGV, phụ huynh học sinh.
Sở GDĐT chủ động tuyên truyền, tư vấn để giáo viên nhận thức được việc xây dựng và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh nói chung, ĐNGV THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam nói riêng không chỉ là mục tiêu có ý nghĩa cấp thiết, là chiến lược lâu dài mà còn là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Chi bộ Đảng các trường cần tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND nơi trụ sở trường đóng để triển khai đến CBQL, ĐNGV, phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn những định hướng về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, của từng địa phương, quản lý phát triển ĐNGV đảm bảo về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Các trường THPT cần xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện thường xuyên, định kỳ các văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo; nhất là các văn bản liên quan đến nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Từng
đơn vị cơ sở trường học quán triệt trong đội ngũ CBQL và giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của người giáo viên THPT trong việc tác động đến sự hình thành nhân cách và tri thức của học sinh, từ đó xác định ý thức và trách nhiệm, tinh thần tự giác