9. Cấu trúc của luận văn
2.5.2. Những hạn chế
- Xét về tổng thể, số lượng GV vẫn còn thiếu, thừa cục bộ ở từng trường, cơ cấu ĐNGV còn chưa đồng bộ ở trong từng trường, GV có môn thừa nhưng có môn thiếu; GV là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ GV trên chuẩn còn rất thấp, các kiến thức bổ trợ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng tự học còn yếu; khả năng hiểu biết tiếng dân tộc địa phương còn hạn chế, số GV có trình độ lý luận chính trị còn ở mức thấp; khả năng sử dụng CNTT, còn hạn chế; một bộ phận GV chưa thật sự có ý thức đổi mới phương pháp, giảng dạy còn nặng về tính truyền thụ, chưa phát huy sự sáng tạo, tự học của HS. Năng lực điều hành và tổ chức hoạt động, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận CBQL và GV chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD THPT.
- Ngành giáo dục của tỉnh chưa có kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường THPT cho phù hợp với những điều kiện phát triển GD; việc quy hoạch, kế hoạch chỉ mới dừng lại phát triển về số lượng, chuẩn về chất lượng đội ngũ theo Luật Giáo dục (tốt nghiệp đại học). CSVC, TBDH hiện đại còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ theo nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới.
- Trong tuyển dụng, sử dụng, thuyên chuyển GV còn một số bất cập, CBQL các trường không được tham gia vào quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển ĐNVG nên còn tình trạng thừa thiếu GV cục bộ trong từng trường.
- Về hoạt động kiểm tra, đánh giá thi đua và khen thưởng: Tuy đã có tiêu chuẩn và qui trình tổ chức đánh giá khá đầy đủ, song còn bộc lộ: Các tiêu chuẩn đánh giá ĐNGV chỉ mang tính định tính, thiếu định lượng cụ thể nên việc đánh giá thiếu cơ sở. Chế độ khuyến khích về vật chất chưa tương xứng với thành tích đóng góp.
- Về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn bộc lộ một số bất cập: vẫn còn một bộ phận CBQL, GV có nhận thức chưa cao, chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng nên tính chủ động tự học tự bồi dưỡng chưa cao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về hình thức, hiệu quả công tác bồi dưỡng chưa cao. Các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho hoạt động còn rất hạn chế.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển GDĐT các trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam; tác giả khảo sát về thực trạng ĐNGV các trường THPT và khảo sát sâu về công tác phát triển ĐNGV THPT của các trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. GD THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đang từng bước chuyển mình và đạt được những
thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn những mặc hạn chế nhất định mà cần phải có những biện pháp khắc phục trong việc phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Với cơ sở lý luận đã đề cập ở chương 1 cùng những kết quả khảo sát thực trạng của chương 2 là cơ sở lí luận và thực tiễn để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV THPT phù hợp với tình hình tại khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam để đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu là những vấn đề hết sức quan trọng và mang tính quyết định đối với chất lượng giáo dục của các nhà trường. Đó là nội dung sẽ được nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp
Việc xác lập các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam căn cứ trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn được nghiên cứu ở Chương 1, Chương 2 và tuân theo các nguyên tắc sau đây: