9. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên THPT
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa và yêu cầu đổi mới giáo dục
Toàn cầu hóa là yếu tố tất yếu diễn ra trong bối cảnh hiện nay của toàn thế giới liên quan đết tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội ... và tác động đến từng cá nhân, xã hội và cả một quốc gia. Đối với nước ta phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc. Để thực hiện nhiệm vụ này không ai khác ngoài giáo dục mà trực tiếp là đội ngũ nhà giáo. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá cao vai trò của GDĐT và đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt Nghị quyết 29 [2] về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được xem là khâu đột phá nhằm phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là định hướng và là nhân tố cơ bản có tác động và ảnh hưởng tích cực đến ĐNGV THPT hiện nay.
- Sự phát triển của kinh tế tri thức
Với sự bùng nổ của cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của xã hội hiện đại (xã hội tri thức) đòi hỏi con người phải tiếp cận, phân tích và xử lý thông tin phải dựa vào hoạt động trí óc và khéo léo mới làm giàu được kiến thức; nếu không chúng ta sẽ nghèo kiến thức. Để dạy học được phát triển trong một xã hội tri thức thì người giáo viên không chỉ có việc thực hành các kỹ năng nhận thức cao mà còn phải thực hiện chúng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo. Người giáo viên trong một xã hội tri thức phải là người giải quyết vấn đề tài giỏi, sử dụng phương pháp điều tra, phân tích và thích ứng để tối đa hóa hiểu biết về sự thông hiểu của học sinh, đồng thời nuôi dưỡng ý thức liên tục tự học và tự đổi mới.
- Sự liên kết và cạnh tranh trong đào tạo
Trong xu thế hội nhập, vấn đề liên kết và cạnh tranh trong GDĐT được đặt ra như một tất yếu, không chỉ ở giáo dục đại học mà còn ở các cấp học, cơ sở giáo dục phổ thông. Điều này chúng ta nhận thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục và liên kết đào tạo. Cần sử dụng chất xám, phát huy hiệu quả giảng dạy của các GV dạy giỏi. Giáo dục THPT thực tế có sự cạnh tranh giữa các trường, giữa các lãnh đạo, quản lý, giữa GV và HS trong nhà trường nhằm tạo ra thương hiệu cho từng nhà trường; cạnh tranh ở các kết quả kì thi HS giỏi, thi tốt nghiệp THPT, thi GV giỏi, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
- Sự đáp ứng về kinh tế - xã hội của các vùng miền
Đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội nói chung và sự đáp ứng các yêu cầu về sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đang được đặt ra đối với các Sở GDĐT, các trường THPT. Do yêu cầu về sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền có ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV, ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển còn chậm sẽ ít có điều kiện và động lực phát triển ĐNGV.
- Những yếu tố quản lý
Những yếu tố thuộc về quản lý Nhà nước thể hiện qua các chiến lược, kế hoạch, chính sách, đề án, dự án, chương trình liên quan đến giáo dục nói chung và phát triển giáo dục nói riêng; Những yếu tố thuộc về quản lý nhà trường thể hiện qua tầm nhìn, năng lực, phẩm chất, trình độ, niềm đam mê nghề nghiệp của cán bộ; sự đoàn kết, đồng thuận trong tập thể nhà trường; Những yếu tố thuộc về quản lý đào tạo giáo viên; chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo.
Có thể thấy sự tác động của yếu tố khách quan qua sơ đồ sau đây:
Toàn cầu hóa quốc tế
ĐNGV
THPT
Quản lý Kinh tế tri thức
Liên kết và cạnh tranh
Kinh tế - xã hội
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV THPT thể hiện ở trình độ, năng lực, phẩm chất của ĐNGV; sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của từng cá nhân GV; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao; yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó, đòi hỏi ĐNGV phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức.
Có thể nói chất lượng và hiệu quả công tác phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay phụ thuộc phần nhiều vào công tác của người quản lý của các cấp QLGD và lãnh đạo các trường THPT đối với lĩnh vực này. Trong công tác phát triển GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc phân tích năng lực của người GV được căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lượt theo các công đoạn hành nghề của người GV. Theo cách tiếp cận này, có thể trình bày các năng lực của người GV như: Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục; năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục; năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục; năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; năng lực hoạt động xã hội; năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; năng lực phát triển nghề nghiệp.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục. Với các năng lực đó, có thể ghép lại thành 5 nhóm năng lực như: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp.
Từ đó, nhà quản lý đánh giá phẩm chất, năng lực của ĐNGV để xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp và các điều khác để phát triển năng lực cho GV theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, tác giả luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản của đề tài, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, chúng ta càng thấy rõ hơn vị trí, vai trò của ĐNGV đối với sự nghiệp GDĐT. Vì vậy, yêu cầu về phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng của ĐNGV, có phẩm chất, năng lực; xác định được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV để định hướng xây dựng kế hoạch phát triển, tuyển dụng, sử dụng ĐNGV một cách hiệu quả nhất.
sát thực trạng quản lý phát triển ĐNGV THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở chương 2 và đề xuất biện phát quản lý ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC HUYỆN MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát 2.1.1. Mục đích khảo sát 2.1.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT, quản lý đội ngũ giáo viên THPT của Hiệu trưởng trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo các yêu cầu đối với giáo viên bậc THPT như phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá.
Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của CBQL và giáo viên về sự cần thiết phải quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Sự tham gia vào quá trình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT của cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường.
Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của việc đề ra các giải pháp để quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Để đánh giá tính chính xác và khách quan của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra giải pháp có tính khả thi trong việc quản lý phát triển ĐNGV THPT; về cơ sở lý luận tác giả tìm hiểu, nghiên cứu lý luận, tham khảo những đề tài nghiên cứu có nội dung tương tự để xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu này; về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT tác giả phỏng vấn CBQL các trường THPT dựa trên bộ phiếu hỏi và phiếu điều tra xin ý kiến đối với ĐNGV, phỏng vấn, lấy ý kiến của lãnh đạo các phòng ban trực thuộc Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam; cán bộ quản lý có kinh nghiệm; đối với các biện pháp đề xuất để quản lý phát triển đội ngũ GV THPT tác giả dùng phiếu xin ý kiến đối với CBQL và ĐNGV THPT trên địa bàn khảo sát.
thực trạng quản lý phát triển ĐNGV THPT bằng cách quy 4 mức độ Tốt - Khá - Trung bình - Yếu hoặc rất thường xuyên - thường xuyên - đôi khi - không thường xuyên tương ứng số điểm 4 - 3 - 2 - 1; ở các biện pháp đề xuất có 3 mức độ tương ứng với số điểm 3 - 2 - 1.
Ở 4 mức độ thì thang điểm được tính như sau: x = (n1 * 4 + n2 * 3 + n3 * 2 + n4) / n; trong đó: x : giá trị trung bình.
n : số mẫu được khảo sát.
n1, n2, n3, n4: số mẫu ở từng mức tương ứng số điểm 4-3-2-1 và n1 + n2 + n3 + n4 = n
Ở 3 mức độ thì thang điểm được tính như sau:
x = (n1 * 3 + n2 * 2 + n3) / n; trong đó: x : giá trị trung bình.
n : số mẫu được khảo sát.
n1, n2, n3: số mẫu ở từng mức tương ứng số điểm 3-2-1 và n1 + n2 + n3 = n
2.1.4. Tổ chức khảo sát
- Địa điểm khảo sát: Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam và 06/06 trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam.
- Đối tượng phỏng vấn và khảo sát gồm: + CBQL các trường THPT: 15 người. + Giáo viên các trường THPT: 142 người.
+ Và tiến hành điều tra, phỏng vấn CBQL các phòng ban chuyên môn của Sở GDĐT Quảng Nam (11 người).
2.2. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và giáo dục bậc THPT của các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số
Các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam gồm có 03 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang, nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Nam giáp: huyện Đại Lộc, huyện Quế Sơn huyện Phước Sơn và tỉnh Kom Tum; phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum; phía Đông giáp: giáp với huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Tổng diện tích tự nhiên là 3558,48 km2 với 31 xã và 02 Thị trấn (huyện Tây Giang chưa thành lập Thị trấn); dân số hơn 69.585 người với đa thành phần dân tộc anh em như dân tộc Cơtu, Gié Triêng, Kinh, Thái, Tày, Nùng ... Mật độ dân số khoảng 19,6 người / km2. Cụ thể:
Huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Đơn vị hành chính Nam Giang 1842,88 24.469 13,3 11 xã, 1 thị trấn Đông Giang 812,63 25.116 30,9 10 xã, 1 thị trấn Tây Giang 902,97 20.018 22,2 10 xã Tổng cộng 3558,48 69.603 19,6 31 xã, 2 thị trấn
Do điều kiện là các huyện miền núi vùng cao nên địa hình có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn; giao thông huyết mạnh chính là quốc lộ 14G từ Thành phố Đà Nẵng lên huyện Đông Giang và đường trường Sơn hùng vĩ từ tỉnh Thừa Thiên Huế qua huyện Tây Giang - Đông Giang - Nam Giang rồi đến huyện Phước Sơn lên tỉnh Kon Tum.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Địa hình của khu vực chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng; sông suối nhiều, thường mưa nhiều, kéo dài và rét vào mùa đông, thường bắt đầu từ tháng 9 dương lịch hằng năm.
Kinh tế của khu vực chủ yếu dựa vào Nông - Lâm nghiệp - Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và dịch vụ, từng bước chuyển dịch sang hướng thương mại - dịch vụ, du lịch; đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập còn thấp.
Văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng lên; hạ tầng giao thông ngày được hoàn thiện đảm bảo xe ô tô đến thôn được vào mùa mưa; An ninh Quốc phòng của khu vực trong những năm qua được giữ vững, tuyến biên giới Việt- Lào được củng cố tăng cường (Hiện có 06 Đồn Biên phòng đóng quân trên vùng Biên giới đó là các Đồn Biên phòng 653, 657, 661 thuộc huyện Nam Giang, Đồn Biên phòng 645, 649, 651 thuộc huyện Tây Giang). Có hai cửa khẩu giao thương với nước CHDCND Lào tại huyện Nam Giang và huyện Tây Giang do đó tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định; công tác quan hệ với các huyện của nước bạn Lào giáp ranh với huyện Tây Giang và huyện Nam Giang được tăng cường và giữ vững, thường xuyên giao ban, phối hợp với các lực lượng chức năng của nước bạn Lào tổ chức tuần tra song phương, kiểm tra, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới.
2.2.3. Tình hình giáo dục THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam Nam
2.2.3.1. Quy mô trường lớp, học sinh
Mạng lưới các cấp học, ngành học được Sở GDĐT cũng như địa phương quan tâm đầu tư và bố trí tương đối hợp lý theo địa bàn phân bố dân cư. Quy mô giáo dục trung học phổ thông ngày càng được củng cố và phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập của con, em đồng bào các dân tộc trên địa các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam, tính đến thời điểm hiện nay mỗi huyện có 02 trường THPT; công tác tuyển sinh
vào lớp 10 hằng năm thực hiện đảm bảo quy định phân luồng sau THCS nên quy mô số lớp và học sinh giảm.
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh bậc THPT các trường miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam Năm học Số trường Lớp Số học sinh TC 10 11 12 TC 10 11 12 2016-2017 5 71 30 20 19 2533 993 781 759 2017-2018 5 71 28 22 21 2426 901 780 745 2018-2019 6 69 24 24 21 2281 793 766 722