9. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Từ năm 1996, Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII của Đảng đã khẳng định “phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, từ đó các cấp, các ngành luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục, coi công tác phát triển giáo dục, đào tạo con người, đào tạo bồi dưỡng nhà giáo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhằm phát triển đất nước. Theo đó, Ngành GDĐT tỉnh Quảng Nam cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, đến nay cũng đã có một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông về số lượng, phần lớn đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ giáo viên THPT, nhất là GV THPT các huyện miền núi vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của các giáo viên có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, chưa phát huy sự phát triển tư duy, năng động sáng tạo cho người học, thiếu hoặc chưa tạo các điều kiện để phát huy kỹ năng thực hành cho người học, bên cạnh đó một số nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chế độ, chính sách, cơ chế quản lý còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực để phát huy tiềm năng của đội ngũ này.