9. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng chủ yếu của công tác quản lý, quản lý mà không kiểm tra và đánh giá thì coi như không quản lý. Trong QLGD, công tác kiểm tra phải được coi trọng và tiến hành nghiêm túc, chặc chẽ, đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo theo các văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra về giáo dục. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá chính xác về phẩm chất, năng lực, chuẩn nghề nghiệp của GV sẽ kịp thời phát huy được những nhân tố tích cực trong ĐNGV và ngược lại. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, đồng thời giúp cho đối tượng được kiểm tra tiếp tục hoàn thiện và phát triển vươn lên của bản thân.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Nâng cao nhận thức của ĐNGV về mục đích, mục tiêu và ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá, trong đó nhấn mạnh nội dung đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, nhất là ĐNGV ở các trường miền núi; tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các văn bản liên quan về công tác kiểm tra, đánh giá, thông tư về chuẩn nghề nghiệp đến ĐNGV để GV tự rà soát và thực hiện đảm bảo các quy định chung.
Quá trình kiểm tra, đánh giá phải có kế hoạch cụ thể, xác định đối tượng, nội dung kiểm tra; gắn nội dung kiểm tra, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp với việc quản lý phát triển, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng ĐNGV hợp lý, hiệu quả.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ, thực hiện từ cấp tổ chuyên môn, đến trường và Sở GDĐT; có sự phối hợp chặc chẽ giữa các chủ thể kiểm tra, đánh giá, nhất là giữa Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn để có sự thống nhất nội dung, kết quả kiểm tra, đánh giá, có như vậy mới kết luận được chính xác những điểm mạnh, hạn chế giúp cho đối tượng được kiểm tra khắc phục và có hướng phấn đấu vươn lên.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, căn cứ vào tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp GV THPT và đánh giá thực trạng xác định được đối tượng kiểm tra.
3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp
Sở GDĐT ban hành kế hoạch kiểm tra, đánh giá tổng thể về các nội dung liên quan đến phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp của GV; tổ chức hướng dẫn cho các trường về công tác kiểm tra đánh giá; tập huấn nâng cao nhận thức cho CBQL, đội ngũ cộng tác viên thanh tra về công tác kiểm tra và nắm vững nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá.
Sở GDĐT chỉ đạo cho các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo lộ trình nhất định, đảm bảo trong một chu trình mỗi GV phải được kiểm tra, đánh giá ít nhất một lần, nội dung kiểm tra phải đảm bảo gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của
GV, các tiêu chuẩn, yêu cầu của GV THPT hiện nay.
Sở GDĐT cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để kịp thời biểu dương những nhân tố điển hình, cũng như kiên quyết xử lý những sai phạm, có những hình thức xử lý GV không thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, không có kế hoạch tự chuẩn hóa theo chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp (Sở GDĐT có lộ trình nhất định yêu cầu GV phải chuẩn hóa theo các yêu cầu, tiêu chuẩn) như bắt buộc phải tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc đào tạo lại; nếu không đảm bảo thì không bố trí việc làm theo vị trí đã được đào tạo mà chuyển sang làm vị trí thấp hơn hoặc cho tinh giảm theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Sau mỗi đợt kiểm tra phải có thông báo kết luận thanh tra để cho đối tượng kiểm tra rút kinh nghiệm khắc phục, đồng thời để cho những GV khác rút kinh nghiệm chung. Bên cạnh đó phải kiểm tra việc khắc phục những hạn chế đã được kết luận sau kiểm tra, nếu không thực hiện khâu này thì tác dụng của đợt kiểm tra không mang lại hiệu quả.
Các trường tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, đột xuất. Kiểm tra đột xuất là giải pháp cơ bản, quan trọng để đảm bảo được tính khách quan; việc thanh tra, kiểm tra báo trước có nơi vì chạy theo thành tích nên đã có những việc đối phó và kết quả không đảm bảo thực chất của đơn vị. Nhưng việc thanh tra, kiểm tra báo trước Sở GDĐT và Hiệu trưởng nhà trường cũng cần tiến hành, theo hình thức này cũng làm cho CBQL, ĐNGV chủ động và gắn liền với các hoạt động bình thường diễn ra hằng ngày tại nhà trường.