9. Cấu trúc của luận văn
2.4.5. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được các cấp quản lý GD cũng như các trường THPT nhận thức đúng và quan tâm thực hiện. Bộ GDĐT cũng đã ban hành văn bản về công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chu kỳ trong từng năm học. Sở GDĐT đã quán triệt nghiêm túc những định hướng chỉ đạo, những chủ trương, biện pháp cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV. Đồng thời, Sở GDĐT đề nghị các cấp ủy Đảng quan tâm công tác phát triển đảng viên và nâng cao trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ CBQL và GV. Công tác bồi dưỡng được quán triệt và triển khai thực hiện chủ yếu theo 2 hình thức: GV tự bồi dưỡng và GV tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.
- Bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng chuẩn trình độ
Qua thống kê trình độ đào tạo của CBQL và GV tại bảng 2.10 cho thấy việc bồi dưỡng chuẩn hoá nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên THPT được coi là nhiệm vụ quan trọng của biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT của các trường. Đến năm học 2019-2020, đội ngũ CBQL và GV đạt trình độ chuẩn là 100%; trong đó có 26,7% CBQL và 2,11% GV có trình độ trên chuẩn. Tuy vậy, ngành GDĐT tỉnh Quảng Nam cũng như các trường chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV một cách hệ thống, số lượng GV tham gia đào tạo còn ít. Kết quả từ phiếu xin ý kiến số CBQL và GV đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện tốt có 35/157 (tỷ lệ 22,3%), có 95/157 (tỷ lệ 60,5%) mức độ khá và 27/142 (tỷ lệ 17,2%) mức độ trung bình.
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
Là chương trình bồi dưỡng nhằm giúp cho ĐNGV bổ sung những kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục, về chương trình và nội dung, phương pháp dạy học bộ môn. Sở GDĐT có hướng dẫn các nội dung trọng tâm về bồi dưỡng GV theo hằng năm, bồi dưỡng chính trị hè, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch hằng năm của Sở GDĐT được đội ngũ CBQL và GV đều đánh giá là rất tốt (có 107/157 CBQL và GV, tỷ lệ 68,2%); đồng thời biện pháp thực hiện của Hiệu trưởng cũng được đánh giá mức độ thực hiện tốt và rất tốt, có 70/157 (tỷ lệ 44,6%) đánh giá mức độ thực hiện rất tốt và 80/157 (tỷ lệ 51,0%) đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện tốt và hiệu quả thực hiện cũng được ĐNGV đánh giá cao.
Đối với hình thức bồi dưỡng tại các trường: Các trường THPT thông qua các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, dự giờ để trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của hình thức bồi dưỡng này chưa được CBQL và ĐNGV đánh giá cao. Còn hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên chưa được từng giáo viên quan tâm đúng mức, các cấp QLGD chưa có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy loại hình bồi dưỡng này.
dưỡng thường xuyên được đánh giá là khá tốt; tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như: Nội dung chương trình bồi dưỡng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người học, chưa bám sát những yêu cầu mới của giáo dục THPT; tài liệu bồi dưỡng chưa được đổi mới, cập nhật những nội dung mới nên chưa khuyến khích được người học tích cực học tập, bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng còn thiếu tính đa dạng, nên chưa phát huy được vai trò chủ động tích cực của người học; công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng.
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên
TT Nội dung quản lý Mức độ thực hiện
4 3 2 1 x
1 Tự bồi dưỡng của giáo viên 54 64 32 7 3.05
2 Bồi dưỡng thông qua các hoạt động chuyên môn
của Tổ, nhà trường 62 69 21 5 3.20
3 Bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch hằng năm
của Sở GDĐT 107 45 5 0 3.65
4 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của Bộ
GDĐT 66 82 4 5 3.33
5 Bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ (sau đại
học) 34 91 28 4 2.99
6 Các hình thức bồi dưỡng khác 59 83 11 4 3.25
Bảng 2.19. Kết quả các biện pháp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam
TT Nội dung quản lý Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 4 3 2 1 x 4 3 2 1 x 1 Cử giáo viên tham gia tập huấn
chuyên môn theo triệu tập của Sở 70 80 7 0 3.40 72 78 7 0 3.41 2
Cử giáo viên tham gia bồi dưỡng kiến thức về chính trị - xã hội hằng năm
8 63 67 19 2.38 9 70 70 8 2.51
3
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ (sau đại học)
3 27 63 64 1.80 5 75 67 10 2.48
4
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
47 57 53 2.96 41 70 43 3 2.95
5
Chỉ đạo cho giáo viên xây dựng kế hoạch và tích cực tự bồi dưỡng