Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn chức danh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 79 - 83)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn chức danh

nghề nghiệp.

Về cơ cấu: đảm bảo hợp lý, hài hòa giữa các bộ môn, không để tình trạng thừa thiếu cục bộ bộ môn. Tỷ lệ giáo viên người tại chổ, người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ ít nhất 30% tổng số giáo viên của từng trường; giáo viên nữ đảm bảo từ 30% đến 50% tổng số GV của đơn vị (vì ở miền núi cần lực lượng GV nam nhiều hơn để trực tiếp đến thôn, xã làm công tác vận động, tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh và địa phương).

3.2.3. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn chức danh nghề nghiệp nghề nghiệp

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nhấn mạnh: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên” [7]

Quy hoạch, tuyển dụng ĐNGV là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu về ĐNGV của nhà trường, là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

và Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam có được bức tranh tổng thể về quy mô phát triển ĐNGV THPT, để có căn cứ khoa học xây dựng chủ trương, kế hoạch, biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THPT trên địa bàn tỉnh nói chung và các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam nói riêng sát hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng trường, trong khu vực miền núi để quá trình phát triển giáo dục đào tạo nói chung và quản lý phát triển đội ngũ GV THPT nói riêng.

Quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ GV THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam phải nằm trong quy hoạch quản lý phát triển GDĐT của tỉnh Quảng Nam và là bộ phận hữu cơ của quy hoạch phát triển GDĐT của vùng và của cả nước.

Quy hoạch và tuyển dụng ĐNGV nhằm bổ sung đủ về số lượng theo định mức, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng ĐNGV THPT, có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Bổ sung và tuyển chọn GV THPT là biện pháp có tính trước mắt và lâu dài, vì vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Công tác quy hoạch:

Đánh giá thực trạng ĐNGV THPT hiện có có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quản lý phát triển đội ngũ GV THPT của tỉnh nói chung và các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam nói riêng. Quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng đúng thì mới phát huy tốt năng lực, sở trường, điểm mạnh của từng giáo viên. Đồng thời sẽ quy tụ, phát huy được tiềm năng của cả đội ngũ. Ngược lại, sẽ dẫn đến hỏng người, hỏng việc. Tuổi nghề của ĐNGV có thể được phân chia thành 3 nhóm (hay còn gọi là ba thế hệ), do đó việc kết hợp giữa các thế hệ giáo viên trong một tổ, nhóm là vấn đề hết sức cần thiết. Cần bố trí giáo viên một cách đúng đắn, hợp lý để các lớp giáo viên có thể hỗ trợ, chia sẽ cho nhau, phát huy cao nhất sự cống hiến của các thế hệ giáo viên cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Quy hoạch quản lý phát triển ĐNGV THPT để chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Cần tiến hành khảo sát, đánh giá ĐNGV hiện có một cách chính xác, dự báo được sự biến động ĐNGV trong thời gian đến để giúp các nhà QLGD xây dựng kế hoạch cho đào tạo, tuyển dụng kịp thời và phù hợp.

Quy hoạch nhằm đánh giá thực trạng đội ngũ hiện có, dự kiến khả năng phát triển trong tương lai, chủ động trong việc lập quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đội ngũ để đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, sử dụng và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn của nhà giáo, của cấp học, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ.

Bố trí sắp xếp lại ĐNGV không đáp ứng yêu cầu giảng dạy bằng những biện pháp: đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bố trí công việc khác thích hợp, cho nghỉ hưu trước tuổi theo hướng dẫn của Nhà nước.

diện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thời gian đầu tư sâu chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Công tác tuyển dụng, sử dụng:

Tuyển dụng giáo viên cần có kế hoạch rõ ràng, thực hiện đảm bảo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu.

Việc sử dụng ĐNGV THPT của các trường phải hợp lý, bố trí, phân công nhiệm vụ, công việc đúng vị trí việc làm, chuyên môn được đào tạo, năng lực, sở trường của từng cá nhân để phát huy tốt đa sự tham gia, đóng góp vào quá trình phát triển của nhà trường và phát huy hiệu quả sức mạnh của tập thể ĐNGV.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

- Công tác quy hoạch:

Các trường THPT cần tự rà soát ĐNGV hiện có của trường mình, đánh giá, phân tích về chất lượng, số lượng, cơ cấu, kể cả sự biến động về số lượng do luân chuyển công tác đến đơn vị khác của GV để xây dựng quy hoạch, quản lý phát triển ĐNGV của trường, đề xuất với Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ CBQL kế cận.

Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho các trường thực hiện công tác tự quy hoạch ĐNGV hiện có của từng trường, đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng ĐNGV thừa, thiếu định mức, thừa thiếu cục bộ từng bộ môn, chưa hợp lý về cơ cấu, bồi dưỡng, đào tạo lại đối với số GV chưa đáp ứng năng lực, chuẩn nghề nghiệp và nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam khi thực hiện công tác quy hoạch cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch, cụ thể như: dự báo theo sự phát triển quy mô cơ cấu dân số; dự báo số lượng học sinh của cấp học theo kế hoạch phát triển giáo dục chung của tỉnh; dự báo nhu cầu về ĐNGV THPT trên cơ sở đề xuất của các trường THPT; dự báo biến động về ĐNGV THPT do nghỉ hưu, luân chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác, tỉnh này sang tỉnh khác, số GV được bổ nhiệm làm CBQL các trường, điều động về Sở.

Sở GDDT tỉnh Quảng Nam tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về kế hoạch tổng thể công tác quy hoạch quản lý phát triển ĐNGV THPT một cách đầy đủ, chia ra từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn với việc đào tạo của các trường sư phạm.

Đề bạt, bổ nhiệm GV làm CBQL cần đúng lúc, giao việc theo nhu cầu bổ nhiệm của các trường, khuyến khích và tạo điều kiện để GV lên đảm nhận vị trí cao hơn, chú ý khi bổ nhiệm phải rà soát các tiêu chuẩn quy định về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, độ tuổi, đặc biệt là phải nằm trong danh sách quy hoạch dự nguồn.

Thực hiện đảm bảo quy trình tuyển dụng: Đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như xây dựng kế hoạch tuyển dụng và thông báo kế hoạch rộng rãi trên các kênh thông tin của tỉnh, của ngành; thành lập Hội đồng tuyển dụng; Hội đồng tuyển dụng thực hiện tuyển dụng theo Đề án đã xây dựng và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên phê duyệt.

Việc tuyển dụng GV phải thực hiện đảm bảo quy trình tuyển dụng, công bằng, chính xác, khách quan theo quy định của Nhà nước, có chính sách thu hút nhân tài, những sinh viên giỏi. Khâu tuyển dụng ĐNGV cần phải tuân thủ các nguyên tắc và đúng quy trình tuyển dụng; trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, quyền lợi của học sinh; tiếp đến phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, trong đó cần phải đảm bảo các tiêu chí, chuẩn nghề nghiệp đối với GV THPT theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT và Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16/09/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.

Thực hiện tốt chế độ dân chủ, công khai tuyển chọn GV, xây dựng và thực hiện các quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng người đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD.

Xây dựng chính sách ưu tiên tuyển dụng GV địa phương, người tại chổ, có chế độ ưu đãi ban đầu tạo điều kiện cho sinh viên giỏi được tuyển dụng, xây dựng và ban hành chế độ khuyến khích cho GV giỏi các cấp, GV có thành tích cao trong công tác GD.

Việc thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình tuyển dụng, tuyển chọn sẽ động viên để GV phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ là cơ sở để thu hút được người giỏi, bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường của từng GV.

Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam trên cơ sở thực trạng ĐNGV THPT hiện tại và chỉ tiêu biên chế sự nghiệp được UBND tỉnh giao để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyển dụng số giáo viên còn thiếu theo định biên được giao, cần chú ý đến việc thừa, thiếu giáo viên ở từng bộ môn, từng trường và chất lượng ĐNGV THPT.

Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam nghiên cứu các văn bản của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng viên chức (như văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH về Luật Viên chức, Thông tư số 03/2019/TT-BNV) để có cơ chế chính sách thu hút nhân tài; bố trí Hiệu trưởng tham gia vào trong Hội động tuyển dụng để đánh giá tốt hơn về năng lực chuyên môn của người dự tuyển.

Sau khi tuyển dụng, Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam cần rà soát và bố trí hài hòa ĐNGV cho từng trường, nhất là các trường ở miền núi đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu, đặc biệt là mang tính ổn định, lâu dài.

huy được thế mạnh, ưu điểm của từng cá nhân, đóng góp của từng nhóm chuyên môn. Muốn có được điều này Hiệu trưởng nhà trường phân công “đúng người, đúng việc”, “giao việc, gắn trách nhiệm” và đạt hiệu quả sử dụng là “giỏi một việc, biết nhiều việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên, tạo cho họ có được một động lực làm việc tốt, làm việc hết sức mình, phát huy tối đa niềm say mê, sự sáng tạo trong công việc; đồng thời cần tạo ra một môi trường và không khí làm việc cởi mở, thân thiện và cộng đồng trách nhiệm; cần lưu ý phòng tránh các nguy cơ xung đột, giải toả xung đột thấu tình đạt lý và những căng thẳng không đáng có trong đội ngũ giáo viên. Tăng cường công tác tham mưu cho Sở GDĐT điều hòa, thuyên chuyển giáo viên thừa ở từng bộ môn như: cử đi đào tạo, bồi dưỡng môn 2 đối với những GV được đào tạo 2 môn trước đây để đảm bảo khối lượng kiến thức cũng như phương pháp tương đương với môn 1, chẳng hạn như GV dạy môn Toán-Tin thì đào tạo, bồi dưỡng thêm môn Tin để bố trí dạy môn Tin học; GV dạy môn Sinh-KTNN, Lý-KTCN thì đào tạo thêm để môn Công nghệ; hoặc cử luân phiên đi đào tạo nâng chuẩn theo hình thức tập trung, không tập trung; ngoài ra Sở điều hòa GV thừa giữa các trường trong huyện hoặc các trường lân cận giữa các huyện một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)