Triển khai công tác bồi dưỡng thông qua hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 83 - 86)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Triển khai công tác bồi dưỡng thông qua hoạt động tổ chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những nội dung được Bộ GDĐT quy định trong Điều lệ, chất lượng của ĐNGV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nội dung bồi dưỡng thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.

Giúp cho GV chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả công việc, giải quyết những nội dung vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, những nội dung mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; trao đổi phương pháp giảng dạy theo hướng nghiên cứu bài học.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và ĐNGV về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng cho ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và công việc.

Sở GDĐT xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho các trường đẩy mạnh nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, tiến hành kiểm tra hoạt động này cùng với việc kiểm tra hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn gắn với nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả hoàn thành công việc của tổ chuyên môn, nhiệm vụ của GV. Tăng cường công tác bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ/nhóm bộ môn và các hoạt động chuyên môn khác trong nhà trường. Lãnh đạo trường tăng cường công tác tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng năng lực cho GV của các Tổ chuyên môn trong nhà trường. Phát huy tốt vai trò của đội ngũ cốt cán, Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn.

Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể về các nội dung cần sinh hoạt trong năm học, nội dung sinh hoạt chuyên đề, “nghiên cứu bài học” gắn với nâng cao chất lượng bộ môn, hiệu quả công việc của từng GV.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Sở GDĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng năng lực cho ĐNGV cốt cán, giáo viên được các nhà trường bố trí đảm nhận chức danh Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn làm nền tảng để lực lượng này tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ chuyên môn đạt hiệu quả hơn.

Các trường chỉ đạo cho tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công GV chuẩn bị nội dung để đưa ra thảo luận, dự kiến kết quả đạt được sau mỗi hoạt động, có phương pháp đánh giá kết quả tham gia của GV vào từng nội dung, hoạt động cụ thể.

Bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động nâng cao chất lượng ĐNGV và chất lượng giáo dục của nhà trường. Để nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn đạt hiệu quả thì người tổ trưởng cần chuẩn bị tốt những nội dung sau:

Thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch hoạt động thật chính xác, phù hợp với điều kiện của nhà trường, đặc điểm của tổ chuyên môn như nghiên cứu các văn bản liên quan của cấp trên, nhà trường, các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm học, tình hình học sinh, tình hình GV trong tổ.

Gởi dự thảo kế hoạch cho các thành viên trong tổ góp ý, hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch, trình Hiệu trưởng phê duyệt; triển khai kế hoạch đến tổ viên và thực hiện.

Nội dung bồi dưỡng qua tổ chuyên môn cần tập trung thảo luận, trao đổi để giải quyết những vấn đề về chuyên môn của giáo viên. Cụ thể như phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp, khó khăn trong nội dung dạy học; việc thiết kế bài giảng theo hướng đổi mới, nghiên cứu bài học; lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học; trao đổi rút kinh nghiệm sau khi tổ chức dự giờ theo hướng đổi mới nghiên cứu bài học; trao đổi cách thực hiện các chuyên đề dạy học.

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động chuyên môn của tổ như yêu cầu GV thực hiện đầy đủ và có chất lượng các loại hồ sơ quy định như giáo án, kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động năm học của cá nhân, nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh; ngoài ra cần phải có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các nội dung đó của GV, tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để có cơ sở trao đổi, góp ý rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh

như thế nào?

Nghiên cứu bài học là quá trình bồi dưỡng GV qua thực tiễn dạy học, do đó mỗi tổ/nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới PPDH, KTĐG. Khi tham gia NCBH, mỗi GV được sống và làm việc trong môi trường an toàn, có thể tích cực hoạt động cho sự phát triển của bản thân, của tổ, của nhốm chuyên môn. Đó là quá trình trao đổi thông tin, qua đó GV được chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH, KTĐG của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các ký năng hiện có, bổ sung những ký năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học.

Để sinh hoạt nghiên cứu bài học đạt hiệu quả thì cần chuẩn bị kỹ các nội dung sau:

Chuẩn bị nội dung: Khi chuẩn bị cho bài dạy, các GV trong tổ chuyên môn cùng nhau thảo luận chi tiết về mục tiêu bài học (dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn..., đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý.

Tiến hành dạy và dự giờ: Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một GV sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.

GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV đang dạy; khi dự giờ phải tập trung vào quan sát việc học của HS, hành vi, thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn vướng mắc của HS... Quan sát tất cả đối tượng HS, không “bỏ rơi” HS nào.

Người dự giờ cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy và luôn đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của HS; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy: Ảnh hưởng, tác động của việc dự giờ đối với người dạy và người dự giờ phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức thực hiện ở bước này. Do vậy, tổ trưởng chuyên môn cần hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa của việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm khi chủ trì cuộc thảo luận về bài dạy. Cần khuyến khích, động viên toàn bộ GV trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài

dạy, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và không xếp loại giờ dạy. Cần bám sát nội dung công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Áp dụng: Năng lực dạy học, giáo dục của GV có phát triển hay không, hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đạt đến mức nào tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện việc áp dụng của mỗi GV sau khi dự giờ. Do vậy, GV cần tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm rút ra được qua dự giờ, thảo luận, suy ngẫm để áp dụng vào việc giảng dạy của bản thân cho phù hợp.

Tóm lại GV dự giờ chỉ quan sát, suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến việc học của HS. Người dự giờ phải quan sát tỉ lỉ, phải tinh tế, nhạy cảm việc học của từng học sinh để suy ngẫm và chuẩn bị chia sẻ ý kiến phong phú, sâu sắc. Những dấu hiệu từ HS thể hiện rõ ở khuôn mặt, lời nói, điệu bộ, sản phẩm học tập,… không nên chỉ quan sát việc dạy của GV, cần chú ý quan sát mối quan hệ phản ứng của HS trước nội dung bài học và hành động của GV. Không coi trọng việc ghi chép tiến trình bài dạy. GV dự giờ thoải mái ghi chép trong sổ dự giờ. Khi kiểm trao, nhà trường nên đánh giá sổ dự giờ của GV theo hướng học.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 83 - 86)