9. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Thực trạng về công tác quy hoạch, tuyển dụng giáo viên
Công tác nhân sự của mỗi cơ sở giáo dục đều phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy định, trong đó công tác quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ nhà giáo là một nội dung trong các khâu đó. Để đánh giá được thực trạng công tác quy hoạch ĐNGV trong thời gian qua ở trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam, để từ đó
đề ra các giải pháp quản lý phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay trên địa bàn các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam; sau khi phỏng vấn, trò chuyện với các phòng ban chuyên môn của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là Phòng Tổ chức cán bộ và CBQL các trường THPT, tác giả tiến hành xin ý kiến giáo viên trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam bằng phiếu xin ý kiến về mức độ và hiệu quả thực hiện quá trình quản lý quy hoạch và tuyển dụng ĐNGV THPT ở 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu tương ứng với điểm 4-3-2-1. Sau khi thu thập ý kiến đánh giá của CBQL và GV, tác giả dùng phương pháp toán học thống kê để xử lý số liệu.
Bảng 2.14. Thống kê kết quả ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ và hiệu quả thực hiện các biện pháp của Hiệu trưởng đối với quá trình quản lý quy hoạch, tuyển
dụng giáo viên TT Biện pháp quản lý Đối tượng lấy ý kiến
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 4 3 2 1 x 4 3 2 1 x 1 Dự báo và quy hoạch đội
ngũ hằng năm
CBQL 11 4 3.73 12 3 3.80
GV 51 73 17 1 3.23 89 49 4 3.60 2 Tham gia tuyển dụng
giáo viên mới
CBQL 3 9 3 3.00 2 8 5 2.80
GV 5 44 85 8 2.32 5 40 83 14 2.25 3
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
CBQL 4 7 4 3.00 3 7 5 2.87
GV 23 81 38 2.89 23 34 79 6 2.52 4
Có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
CBQL 2 5 8 2.60 2 6 7 2.67
GV 49 65 28 3.15 28 33 81 2.63
5
Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở đối với công tác quản lý đội ngũ CBQL 6 7 2 3.27 8 6 1 3.47 GV 53 89 3.37 44 81 17 3.19 6 Phối hợp chặt chẽ với các cấp có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý đội ngũ CBQL 5 4 6 2.93 4 5 6 2.87 GV 37 85 20 3.12 43 85 14 3.20 Kết quả bảng thống kê ở bảng 2.14. về mức độ và hiệu quả thực hiện các biện pháp của Hiệu trưởng đối với quá trình quản lý quy hoạch và tuyển dụng giáo viên THPT cụ thể như sau:
Nội dung 1: Có 62/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 39,5%); có 77/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 49,0%); có 17/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 10,8%) và có 01 người nhận xét ở mức yếu (tỷ lệ 0,6%).
Nội dung 2: Có 8/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 5,1%); có 43/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 16,7%); có 88/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 56,1%) và có 08 người nhận xét ở mức yếu (tỷ lệ 5,1%).
Nội dung 3: Có 27/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 17,2%); có 88/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 56,1%); có 42/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 26,8%).
Nội dung 4: Có 51/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 32,5%); có 70/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 44,6%); có 36/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 22,9%).
Nội dung 5: Có 59/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 37,6%); có 96/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 61,1%); có 2/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 1,3%).
Nội dung 6: Có 42/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 26,8%); có 89/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 56,7%); có 26/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 16,7%).
- Về hiệu quả thực hiện:
Nội dung 1: Có 101/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 64,3%); có 52/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 33,1%); có 2/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 1,3%).
Nội dung 2: Có 7/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 4,5%); có 48/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 30,6%); có 88/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 56,1%) và có 14 người nhận xét ở mức yếu (tỷ lệ 8,9%).
Nội dung 3: Có 26/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 16,6%); có 41/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 26,6%); có 84/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 53,5%) và có 6 người nhận xét ở mức yếu (tỷ lệ 3,8%).
Nội dung 4: Có 30/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 19,5%); có 39/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 24,8%); có 88/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 56,1%).
Nội dung 5: Có 52/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 33,1%); có 87/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 55,4%); có 18/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 11,5%).
Nội dung 6: Có 47/157 người nhận xét ở mức làm tốt (tỷ lệ 29,9%); có 90/157 người nhận xét ở mức làm khá (tỷ lệ 57,3%); có 20/157 người nhận xét ở mức làm trung bình (tỷ lệ 12,7%).
Qua kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thức rằng mức độ và hiệu quả thực hiện các biện pháp của Hiệu trưởng đối với quá trình quản lý quy hoạch, tuyển dụng giáo
viên được thực hiện khá tốt ở cả các nội dung.
Bảng 2.15. So sánh ý kiến của CBQL và giáo viên về các nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với quá trình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Các nội dung
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
CBQL Giáo viên Điểm TB Thứ bậc CBQL Giáo viên Điểm TB Thứ bậc Nội dung 1 3.73 3.23 3.48 1 3.80 3.60 3.70 1 Nội dung 2 3.00 2.32 2.66 6 2.80 2.25 2.53 6 Nội dung 3 3.00 2.89 2.95 4 2.87 2.52 2.70 4 Nội dung 4 2.60 3.15 2.88 5 2.67 2.63 2.65 5 Nội dung 5 3.27 3.37 3.32 2 3.47 3.19 3.33 2 Nội dung 6 2.93 3.12 3.03 3 2.87 3.20 3.04 3 Nhận xét như sau:
Các ý kiến nhận xét về các nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với quá trình quản lý quy hoạch, tuyển dụng giáo viên ở trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.15 có sự chênh lệch giữa CBQL và giáo viên, nhất là ở nội dung 1, 2 và 4.
Căn cứ vào điểm trung bình và thứ bậc, tác giả cho rằng các nội dung 1 và 5, Hiệu trưởng các trường đã thực hiện tốt vì có số điểm trung bình lớn hơn 3.05 (điểm trung bình của 6 nội dung); số điểm trung bình này được CBQL và giáo viên nhận xét lớn hơn điểm số trung bình của 6 nội dung đáng kể (từ 0.27 đến 0.43), có nghĩa là các nội dung này đã được Hiệu trưởng quan tâm và thực hiện hiệu quả.
Các nội dung còn lại được đánh giá, nhận xét ở mức độ khá; qua tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với CBQL và giáo viên thì công tác cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với giáo viên; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức, đồng thời do có sự ràng buộc về các quy định của Bộ GDĐT và của tỉnh.
Cũng qua bảng 2.15, hiệu quả thực hiện ở nội dung 1 và 5 tác giả cho rằng được CBQL và ĐNGV đánh giá thực hiện có hiệu quả (điểm trung bình lớn hơn trung bình chung của 6 nội dung từ 0.34 đến 0.71).
Công tác tuyển dụng giáo viên THPT được thực hiện bởi cơ quan chủ quản là Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam và Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Sau khi tổ chức thi (hội đồng thi tuyển dụng do UBND tỉnh thành lập, không có Hiệu trưởng các trường tham gia) và có kết quả trúng tuyển được UBND tỉnh phê duyệt thì Sở Nội vụ ban hành quyết định tuyển dụng viên chức thuộc biên chế ngành giáo dục, Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định tiếp nhận và phân bổ cho các trường THPT trên kế hoạch nhu cầu giáo viên của các trường. Như vậy, công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên không thuộc thẩm
quyền, chức năng và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT.
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch của Hiệu trưởng cũng chỉ dừng lại ở cấp độ trường, chưa có quyền tự chủ, tự quyết định trong công tác quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ giáo viên THPT do mình quản lý.