Thực trạng công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 63 - 64)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển giáo viên

Việc sử dụng đội ngũ giáo viên của các trường THPT được thực hiện sau khi có quyết định tiếp nhận và phân bổ của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, Hiệu trưởng các trường cũng chỉ có thể sử dụng và phân công lao động trên số giáo viên của nhà trường; trên cơ sở phân tích và số liệu tại bảng 2.6. (qui mô số lượng và cơ cấu ĐNGV trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam năm học 2019- 2020) và bảng 2.9. (cơ cấu giáo viên theo bộ môn) tại mục 2.2.2.1 và 2.2.2.2 thì cơ cấu giáo viên vừa thừa vừa thiếu ở từng trường và có hiện tượng mất cân đối giữa các bộ môn. Do đó, chưa khai thác hết năng suất lao động của ĐNGV trong khi một số bộ môn phải dạy vượt quá số giờ quy định (17 tiết / tuần).

Tuy nhiên qua phỏng vấn CBQL và xin ý kiến ĐNGV các trường THPT các trường miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam cho rằng việc sử dụng, bố trí ĐNGV được Hiệu trưởng các trường thực hiện tốt, cũng như hiệu quả thực hiện, nhất là sử dụng phân công, công việc hợp lý, phát huy năng lực của mỗi giáo viên, phối hợp với các đoàn thể, bộ phận trong nhà trường để theo dõi, quản lý sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên (được thể hiện ở bảng 2.16)

Bảng 2.16. Thống kê kết quả ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ và hiệu quả thực hiện các biện pháp của Hiệu trưởng đối với việc bố trí, sử dụng, luân chuyển đội

ngũ giáo viên

TT Biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

4 3 2 1 x 4 3 2 1 x

1

Sử dụng phân công, công việc hợp lý, phát huy năng lực của mỗi giáo viên

52 84 21 3.20 51 88 18 3.21

2

Sử dụng phân công lao động phù hợp với chuyên môn được đào tạo

50 64 41 2 3.03 45 63 48 1 2.97

3

Bố trí giáo viên có năng lực, giàu kinh nghiệm tham gia quản lý các nhóm/tổ chuyên môn

24 28 105 2.48 25 30 102 2.51

4

Phối hợp với các đoàn thể, bộ phận trong nhà trường để theo dõi, quản lý sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên

TT Biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

4 3 2 1 x 4 3 2 1 x

5

Hiệu trưởng tham gia vào quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên

34 99 24 3.06 46 90 21 3.16 Về công tác luân chuyển: các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nói chung, các trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam nói riêng thường được bố trí giáo viên có tuổi đời còn rất trẻ, đội ngũ giáo viên mới ra trường được tuyển dụng, ở các vùng đồng bằng lên công tác. Vì vậy, công tác luân chuyển luôn được ngành giáo dục Quảng Nam thực hiện định kỳ hằng năm dựa trên nhu cầu ĐNGV của các trường đồng bằng, thời gian công tác của giáo viên ở miền núi (theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian công tác của giáo viên và cán bộ quản lý ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đối với nam là 5 năm, đối với nữ là 3 năm). Theo bảng 2.8. ta nhận thấy rằng, hằng năm công tác luân chuyển giáo viên các trường THPT các huyện miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam luôn được diễn ra, nhất là những năm học trước, năm học 2019-2020 số lượng thuyên chuyển ít do thời gian gần đây không có tuyển dụng mới giáo viên nên đội ngũ giáo viên không có bổ sung cho các trường miền núi.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi phía bắc tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)