Lý thuyết trao đỗ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 90 - 91)

- và viên kế toán/thủ quỳ của trường

Lý thuyết trao đỗ

Một trong những chiến lược chính trị có thể được người hiệu trưởng sử dụng trong quản lý nhà trường, đó là “sự trao đổi” với các thành viên khác. Chẳng hạn, người hiệu trường có thể đề xuất “một sự khen thưởng” cho cấp dưới để đàm bào sư tuân thủ phục tùng của người đó trước những ý muốn cùa mình. Tuy vậv sự trao đổi như vậy cũng có nguv cơ khiến những người khác cũng trông chờ nhận được “ơn mưa móc” ấy.

Lý thuyết trao đổi gấn bó chặt chẽ với khái niệm quyền lực. Có thê kháng định, quyền lực là khía cạnh trung tâm của cách tiếp cận trao đổi trong các quan hệ xã hội. Nói cách khác, sự độc lập và sự phụ thuộc chính là xuất phát điểm của việc phân tích quyền lực. Không có sự phụ thuộc thi cũng không có sự trao đổi, vì người ta có thể hành sự một cách cô lập mà vẫn thu được kết quả đích đáng. Kẻ cho người khác nhiều thì cũng mong muốn nhận được ở người kia nhiều không kém. Kẻ đã trót nhận hẳn sẽ chịu áp lực phải đền đáp lại người cho.

Trong giáo dục, trong nhà trường cũng có hiện tượng tương tự. Người hiệu trưởng có những quyền hạn do vị trí chính thức của mình quy định. Họ có những quyền lục như đề bạt hay nhận xét về cán bộ giảng viên, giáo viên dưới quyền. Tuy vậy, người hiệu trưởng cũng đòi hỏi có được sự hợp tác với cán bộ, giáo viên, giảng viên cùa mình nhàm quản lý nhà trường đạt kết quả. Trong quá trình trao đổi, những “tặng vật” sau đây thường được hiệu trưởng và giáo viên sử dụng: (i) nguồn lực vật chất; (ii) sự đề bạt; (iii) sự tôn trọng; (iv) sự tự chủ/tự trị; (v) sự “nhẹ tay”/nương nhẹ khi thực hiện các quy định. Cũng cần ghi nhận một điều, thực tế chi ra rằng trong các cuộc trao đổi, người giáo viên, giảng viên thường có ít thứ để “trao tặng” cho cấp trên, nhưng chúng vẫn rất quan trọng đối với người hiệu trường, chẳng hạn như: (i) sự tôn trọng dành cho hiệu trưởng; (ii) sự ủng hộ các mục tiêu do hiệu trường đề xuất; (iii) gây dư luận tốt về sự lãnh đạo để ủng hộ hiệu trường; (iv) tuân thủ các quy định do hiệu trường đặt ra; (v) tạo nôn hay tuyên truyền cho danh tiếng cùa nhà trường. Ngoài sự trao đổi giữa giáo viên và hiệu trường, trong hàng ngũ giáo viên cũng có sự trao đổi như hồ trợ đồng nghiệp về những yêu cầu vật chất hay tinh

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)