- Tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chù thể quản
(iii) Tiêu chỉ công bằng trong tập trung và phần cấp quản lý giảo dục
Công bàng bao gồm công bằng ngang và công bằng dọc.
Công bằng ngang là các cá nhân có hoàn cảnh giống nhau được đối xử như nhau. Trong hệ thống phân cấp, công bằng ngang thường bị vi phạm do khi một phần nguồn thu giáo dục được huy động từ ngân sách và tiềm lực kinh tế khác nhau của địa phương (nông thôn, thành thị ...), hoặc khả năng chi trả giáo dục khác nhau của các cá nhân thì có thể dẫn tới bất bình đẳng ngang.
Công bằng dọc liên quan đến sự công bằng tương đối các cơ hội giáo dục, cụ thể là mối quan hệ giữa các chi phí cho giáo dục và thu nhập của các gia đình, cộng đồng hay thu nhập của từng địa phương. Bất bình đẳng cơ hội giáo dục trong hệ thống tập trung là do chính phủ trung ương ra quyết định phân bổ nguồn lực mà còn thiếu thông tin thực tiễn; còn trong hệ thống phân cấp, sự bất bình đẳng là do tình trạng giàu nghèo khác nhau của các địa phương và khả năng chi trả cho giáo dục của người dân.
Để tạo lại công bằng ngang và dọc, đòi hỏi chính phủ trung ương cần xây dựng các mức chi phí giáo dục tối thiểu theo đầu học sinh và dựa vào đó để có các tài trợ bổ sung cho các địa phương và nhà trường.
(1) Phân loại các kiểu tập trung và phân cấp
Trên cư sở lý luận và thực tiễn, ngoài kiểu tập trung, còn có bôn kiểu điển hình về phân cấp quản lý giáo dục, theo thứ tự phân cấp tăng dần là phi tập trung hóa, ủy quyền, trao quyền và tư nhân hóa. Tùy thuộc vào cấp độ chủ thể quản lý có quyền hạn ra quyết định và việc thực hiện từng chức năng của các quyết định quản lý mà có việc thực