Mô hình thứ bậc

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 51 - 53)

the bào trợ về hoạt động của các thiết chế cùa họ

2.1.2.5. Mô hình thứ bậc

Cách tiếp cận thứ bậc nhấn mạnh quan hệ trực tuyến (thẳng đứng- vertical) bên trong một tổ chức và trách nhiệm của người lãnh đạo đối với những người bảo trợ bên ngoài, c ấ u trúc tổ chức được đề cao cùng với việc xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm/nghĩa vụ của những người quản lý ở cấp cao nhất của cấu trúc. Packwood, vào năm 1977, đã đề cập đến tính phổ biến của thứ bậc trong các tổ chức chính quy và ông giải thích ý nghĩa của nó như sau:

“Thứ bậc là cấu trúc phổ biến trong tất cả các nền văn hoá phát triển nhằm đạt được mục tiêu công việc, mục tiêu đó vượt ra ngoài tầm

kiểm soát của một cá nhân riêng lẻ. Thông qua một dãy các quan hệ người quản lý - người bị quản lý sẽ làm bộc lộ rõ ràng trách nhiệm đối V(VĨ công việc. Người quản lý trong thử bậc chịu trách nhiệm không phải về công việc của bản thân mình mà về công việc của thuộc câp”.

Mười hai năm sau, Packvvood đưa ra đinh nghĩa tường minh về mô hình thứ bậc và đặt nó thật chắc chắn vào khuôn khô của thuyết quan liêu:

“Một trong những tính chất cơ bản cùa các tổ chức quan liêu là cách thức mà trong đó các vai trò công việc được sắp đặt theo thứ bậc thẳng đứng/trực tuyến. Quyền hạn cho phép thực hiện một công việc đi theo chiều từ trên xuống dưới, còn trách nhiệm về việc hoàn thành công việc theo chiều ngược lại từ dưới lên trên. Quyền hạn và trách nhiệm là khách quan, vô tinh bởi chúng được gán vào những vai trò, chứ không phải vào nhân cách của cá nhân những con người giữ các vai trò đó. Người hiệu trưởng có quyền hạn xác định công việc cho người hiệu phó của nhà trường, đơn giàn vì họ giữ vai trò hiệu trưởng chứ không phải vì tư cách cá nhân của họ.”

Rõ ràng là quan điểm này làm cho cá nhân lệ thuộc vào thứ bậc cùa tổ chức. Đó cũng chính là lý do để các lý thuyết gia của “mô hình chủ quan” phê phán kịch liệt mô hình thứ bậc này.

Trong các mô hình thứ bậc, cấu trúc tổ chức được mô tả như một

hình chóp với quyền hạn được sắp đặt ở đinh của cấu trúc. Các thiết chế giáo dục thường có cấu trúc điển hình theo mô hình này.

Mô hình thứ bậc nhấn mạnh đến mẫu hình giao tiếp thẳng

điing/trực tuyến. Thông tin được truyền đạt xuống cấp dưới theo thứ bậc đến cấp thích hợp và thuộc cấp được kỳ vọng ràng họ sẽ thực hiện những quyết định do người quản lý cấp trên đưa ra. Những vấn đề khó khăn có thể được đề đạt lên trên đến cấp có khả năng giải quyết vấn đề đó. Trong nhà trường, hiệu trường sẽ truyền đạt thông tin - mệnh lệnh đến cho trưởng khoa - bộ môn và họ phải chịu trách nhiệm giải quyết những khó khăn nảy sinh do cấp dưới báo cáo lên.

Giao tiếp theo chiều ngang cũng xuất hiện trong mô hình thứ bậc, nhưng loại giao tiếp này chi được coi là giao tiếp để điều phối, phối hựp chứ không phải là giao tiếp quản lý.

Khái niệm trung tâm của mô hình thứ bậc là khái niệm về trách

nhiệm (accountability). Người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm trước những cơ quan bên ngoài về thành quả hoạt động cùa cấp dưới và hoạt động của toàn bộ tổ chức.

Mô hình thứ bậc có những hạn chế nhất định khi ứng dụng vào các thiết chế giáo dục, bởi giáo viên - giảng viên là những nhà chuyèn môn đòi hỏi phải có quyền tự quyết về công việc trên lớp của họ, và như vậy đòi hỏi phải có sự tham gia trong quá trình ra quyết định. Tuy vậy, việc loại bỏ hoàn toàn mô hình thứ bậc khỏi các thiết chế giáo dục là không thực tiễn do sự tồn tại hiển nhiên của quyền hạn pháp lý của người hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)