Thu tục quàn lý tổ chức dó".

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 64 - 65)

Mô hình đồng thuận thể hiện rõ ràng nhất trong hệ thống các uỷ ban/hội đồng rộng rãi. Các quyết định về toàn bộ các vấn đề học thuật, phân bổ nguồn lực sẽ diễn ra trong “mê cung” cùa các uỷ ban thay vì chi thuộc thẩm quyền của ông/bà chánh - phó hiệu trưởng. Nói chung, cúc vấn đề được giải quyết bằng sự thoả thuận/đồng thuận hoặc nhượng bộ/nhân nhượng chứ không phải bằng cách “bỏ phiếu” hoặc không có tính nhất trí. Cách tiếp cận đồng thuận có thể đã bắt nguồn từ bên trong hệ thống giáo dục đại học, nhưng ở nhiều trường đại học tính dân chù được nhượng bộ bằng quyền bầu cử hạn chế. Một sổ trường trao toàn quyền bầu cừ cho tất cả mọi thành viên chuyên môn, thậm chí cho một số đại diện của sinh viên hoặc cho cả nhừng cán bộ công nhân viên không nghiên cứu giảng dạy. Còn có những trường các thành viên của hội đồng quản trị và các uỷ ban chủ chốt là đặc quyền của những cán bộ cao cấp.

Quyền bầu cử bị hạn chế khiến các trường đại học đó cũng bị giảm tính đồng thuận và thay vì tính dân chủ người ta lại ưa thích sử dụng các “nhóm tinh hoa”.

Có một nghịch lý hay một sự đối lập ở các trường đại học giữa chính sách chuyên môn/học thuật nói chung là trách nhiệm của hội đồng quản trị/ban giám đốc hoặc ban/hội đồng chuyên môn, còn việc quản lý nguồn lực lại là trách nhiệm/quyền hạn của phó - hiệu trưởng hoặc các chủ nhiệm khoa. Hệ thống các uỷ ban/hội đồng phù hợp với mô hình đồng thuận, còn quyền lực gắn trực tiếp với người quản lý cao cấp lại cần đến mô hình chính quy.

Sự đối nghịch này còn có một nguyên nhân nữa, đó là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giáo dục đại học trên toàn cầu từ thập niên 90 của thế kỳ XX đến tận ngày nay. Trong bối cảnh phải cạnh tranh nhau gay gắt để sống còn, dường như người ta phải cầu viện tới

sự quản lý có tính chính quy nhiều hom là nhờ vào tính đồng thuận. Các vị hiệu trưởng, chù tịch đại học khả kính không thể nhâm nhi những quyết định có tính đồng thuận quá lâu. Họ phải đối diện với thực tiễn của những biến đổi cực kỳ nhanh chóng - đòi hỏi ở họ sự nhạy cảm và quyết đoán trong điều hành nhà trường, thay vì những cuộc tham vấn nhẩn nha ngõ hầu thu lượm. Được sự đồng thuận/nhất trí nơi những cán bộ chuyên môn tài ba nhưng chậm thích ứng với sự đời thay đổi đến chóng mặt bởi sự giam hãm trong tháp ngà học thuật đã làm giảm thiểu những thông tin ào ạt của đời sống thường nhật tới được nơi “cửa khổng sân trình”. Hơn thế nữa, do nhà trường đại học hiện đại luôn gắn liền với các “bên tham dự”, với các “cổ đông”, người quản lý - đứng đầu nhà ttrường phải chịu trách nhiệm về thành bại của đại học với các “thế lực” bên ngoài, với các “đồng sờ hữu chủ” bên ngoài. Bời vậy sự giằng xé giữa việc áp dụng mô hình chính quy và mô hình đồng thuận lại càng khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)